Viva: Chuẩn bị chạy marathon

Marathon Runner Stephanie Armstrong

Marathon Runner Stephanie Armstrong Source: Stephanie Armstrong

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chạy việt dã hay marathon không phải là môn dành cho những người dễ bị ngất xỉu.


Chạy một quãng đường 42 kí lô mét đòi hỏi có thể lực rất tốt mà còn cần có kỹ luật và mục tiêu nữa.
Vì vậy cần phải chuẫn bị việc chạy việt dã đối với người trên 50 như tế nào và đâu là những rủi ro có thể xảy đến.

Bà Stephanie Armstrong 58 tuổi là một phụ nữ thuộc bộ tộc Thổ Dân Gamilaraay, với một mục tiêu rõ ràng.

Vào tuổi gần 60, bà muốn phải chạy việt dã hay marathon, để gây cảm hứng cho những người Úc đầu tiên khác rằng, tuổi tác không phải là điều trở ngại để giữ cho khỏe mạnh.

“Có rất nhiều người bị béo phì, tôi có nhiều người trong gia đình mất đi vì chứng ung thư và bệnh tim. Ngày một lớn tuổi hơn, điều quan trọng là chúng ta có thể giữ cho khỏe mạnh và cơ thể đều đặn không béo phì”.

Là một nhân viên y tế và giáo dục, bà Stephanie nuôi ước vọng thay đổi tuổi thọ của người Thổ dân và dân bán đảo Torres.

"Tôi phải khỏe mạnh về cả sức mạnh và tinh thần tại nơi làm việc, tôi làm việc với những người trẻ, đặc biệt là các phụ nữ Thổ dân, vì vậy tôi tìm thấy việc chạy bộ giúp tôi có được sức mạnh để giúp được khỏe mạnh về thể chất và về tinh thần”.

Bà Stephanie đã được huấn luyện để tham dự một cuộc chạy marathon trong gần 9 năm, sau khi đã tham dự hơn một chục cuộc đua phân nửa marathon.

Vào những ngày nầy, bà chạy khoảng 30 đến 40 kí lô mét mỗi tuần.

Để đủ sức khỏe tham dự marathon, bà cần phải gia tăng số kí lô mét lên đến ít nhất 80 kí lô mét mỗi tuần.

Bà cũng hiểu rằng, bà cần có thời gian hồi phục sau mỗi lần chạy.

Bà thừa nhận phải mất vài tuần lễ không được khoẻ, với chứng đau nhức khắp cơ thể.

"Đó là một nơi tĩnh dưỡng rất tốt về mặt tinh thần nữa, do đó vào những dịp khác nhau khi tôi bị chấn thương, đôi khi tôi nhớ lại là ’Ồ có phải tôi đã quá già cho môn nầy hay không?’.

"Quí vị phải nghĩ rằng’không hãy xem, tôi sẳn sàng đối với một người 58 tuổi, khỏe mạnh hơn nhiều người trẻ hơn tôi’. Vì vậy sức khỏe thể chất và tinh thần song hành nhau trong nhiều trường hợp”, Stephanie Armstrong.

Giáo sư đại học Curtin ở Tây Úc là ông Keith Hill, là một trong những chuyên gia ngăn ngừa té ngã hàng đầu ở Úc.

Với chỉ có một trong 10 người Úc trên tuổi 50 có thể lực đầy đủ, giáo sư Hill đề nghị rằng việc cải thiện tình trạng thể chất và nhận thức qua những lần tập luyện.

"Thông điệp chính yếu là giữ cho hoạt động tốt vào tuổi già và ngay cả khi có một loạt các vấn đề về sức khỏe, thì không có lý do nào quí vị không thể tham gia một loạt các hoạt động khác nhau, như chạy bộ, không nghĩ đến việc chạy việt dã, thế nhưng chỉ chạy độ 5 kí lô mét với mức độ của quí vị cũng là một hình thức thể dục rồi”.

Giáo sư Hill cho rằng, chạy marathon vào bất cứ tuổi tác nào là một hình thức thể dục khá khó khăn, mặc dù nó không có nghĩa là không thể thực hiện khi lớn tuổi.

"Nó thực sự liên quan đến tuổi thọ của quí vị hay mức độ hoạt động mới đây của quí vị ra sao".

"Nếu quí vị luôn tập luyện như vậy, hãy giữ mức độ nầy và không có vấn đề gì. Còn nếu quí vị muốn bắt đầu từ 50 hay 60 tuổi, quí vị cần khởi sự một cách từ từ”, Keith Hill.

 Còn huấn luyện viên của bà Stephanie là bà Sophie Hawken, làm việc tại chương trình 3T Fitness ở Bendigo và là một cựu lực sĩ.

Đối với những người tập gym tổng quát, bà Hawken đề nghị các buổi tập luyện về sức mạnh liên tục và hội đủ điều kiện cho đến 3 năm, trước khi khởi sự tham dự marathon.

“Lý do để có thời gian chuẩn bị, là để gia tăng mức độ an toàn. Có nhiều nỗ lực về cơ thể, nói chung tôi thấy được bắp thịt bị làm việc quá sức và chuyện đó xảy ra sau khi chạy marathon, trừ khi họ thực sự có đầy đủ sức khỏe cho chuyện đó".

"Đó không chỉ là chuyện chạy bộ đối với một số người, chắc chắn họ có đầy đủ sức khỏe và điều quan trọng là tình trạng buồng phổi, tập hít đất và các môn tập khác giúp đỡ trực tiếp cho quí vị khi chạy bộ”, Sophie Hawken.
"Quí vị cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị sẳn sàng và vui hưởng chuyện chạy marathon sau đó”, Sophie Hawken.
Còn với ông Andy Steele là một hưu viên 65 tuổi, vừa hoàn tất cuộc đua siêu marathon tại Nam Phi, vốn là một trong các cuộc đua khó khăn nhất trên thế giới.

Ông đã đạp xe đạp 1700 kí lô mét trong 10 ngày, rồi chạy 89 kí lô mét chỉ trong 12 tiếng đồng hồ vào ngày thứ 11.

“Tôi có một câu nói hay ho nghe được khi đến Nam Phi là nếu quí vị không thử thách chính mình, quí vị sẽ chẳng thay đổi được gì cả".

"Vì vậy, tôi nghĩ bằng các thử thách chính mình và thấy được quí vị có thể làm tốt hơn là chẳng làm gì và quí vị sẽ làm được chuyện đó”, Andy Steele.

Ai có thể nghĩ rằng, việc yêu thích chạy marathon của ông Andy có lần phải ngưng lại vì chứng đau lưng kinh niên.

Sau khi được phẫu thuật lưng vào tuổi 40, ông tiếp tục chạy đua trong hàng chục cuộc thi marathon và siêu marathon trên thế giới.  

"Tôi thường tập luyện 5 đến 6 lần một tuần để tập một môn nào đó, có thể là chạy bộ hay cưỡi xe đạp".

"Nay tôi bắt đầu trong 2 năm vừa qua để làm một số công việc về sức khỏe và những chuyện để chắc chắn giúp cho cơ thể tôi được khỏe mạnh thêm”, Andy Steele.

Ông Andy đã tạo cho mình một sức mạnh nội lực và niềm tin, trong vô số các cuộc chạy việt dã trong 32 năm qua.

Nay ông chạy cho một chính nghĩa, khi ông chạy Chicago marathon hồi năm rồi, để gây quỹ cho những người vô gia cư và giúp đỡ những người nghiện ngập trở lại cuộc sống bình thường.

"Tôi nghĩ quí vị có thể nghĩ đến những việc khác là, những chuyện đó không phải là mình và quí vị đang giúp cho một nghĩa vụ cao cả nào đó và chuyện nầy sẽ giúp cho quí vị rất nhiều".

"Có nhiều lần có mặt ở những nơi khó khăn và gây đau đớn, tôi chỉ tìm cách đứng vững trong những giờ phút đó”, Andy Steele.

Còn phụ tá giáo sư tại viện Baker, chuyên về Tim và Tiểu đường tại đại học Melbourne là ông Andre La Gerche, cũng là người đứng đầu môn nghiên cứu về tim trong thể thao.

Ông tin rằng, quí vị không cần phải chạy marathon để đạt được sức khỏe tốt nhất, thế nhưng ông vẫn khuyến khích chuyện nầy, nếu đó là những đòi hỏi từ con tim của quí vị.

“Lời khuyên sẽ là bất cứ ai nghĩ rằng tham gia chạy việt dã và đặc biệt vào lúc trung niên hay ở tuổi khá lớn, nên hỏi bác sĩ, thế nhưng trong đại đa số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm soát huyết áp, mức cholesterol và nếu có gì bất thường, nó không có nghĩa là họ không thể tập thể dục , thế nhưng có những việc cần được xem xét”.

Tiến sĩ La Gerche nói rằng, nhiều người ít tập thể dục thường dễ bị các bệnh tim mạch, hơn những người ở tuổi 50 vẫn còn tập luyện để chạy marathon.

Quí vị vẫn cần phải lưu ý các dấu hiệu cảnh cáo, để tránh đẩy cơ thể đến chỗ quá mức.

"Đau ngực hay những chứng đau khác, thường là đau ở hàm, đôi khi đó là những chứng đau chẳng có gì nhưng lại liên quan đến trái tim, vì vậy bất cứ cơn đau nào nặng đầu hay khó thở, hoặc mõi mệt xảy ra khi tập thể dục đều nên được bác sĩ khám xét".

"Tôi nghĩ đó là điều bãi bỏ trong cuộc đua nếu mọi chuyện không đi đúng đường và tốt hơn là nghỉ ngơi và thử vào một lần khác, còn hơn là bò dài ở mức đến”, Andre La Gerche.

Còn một trong những lực sĩ chạy marathon cao tuổi nhất là ông Fauja Singh ở nước Anh, khi tuổi tác không thể ngăn cản ông, dù đã 107 tuổi.

Tuy nhiên bà Sophie Hawken hiểu rằng, những căng thẳng của một cuộc đua marathon không thích hợp cho mọi người.

“Mỗi người đều khác nhau, vì vậy tôi có những người có thể tham dự nửa cuộc chạy marathon, thế nhưng tôi cho họ chạy toàn bộ cuộc đua, họ chẳng sao tuy nhiên bị thương và ngã bệnh nhiều tháng sau đó và họ chẳng có thể làm những công việc hàng ngày".

"Vì vậy quí vị cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị sẳn sàng và vui hưởng chuyện chạy marathon sau đó”, Sophie Hawken.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share