Sức khỏe là Vàng: Phòng ngừa thiếu máu

pexels-edward-jenner-4031630.jpg

Một số bệnh nhân thiếu máu cảm thấy rất dễ mệt và khó thở khi gắng sức. Source: pexels/edward/jenner

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở Úc cũng như trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ người. Làm sao để biết mình đang có nguy cơ thiếu máu? Điều trị và phòng ngừa như thế nào?


Thiếu máu là tình trạng không đủ hồng cầu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Ai cũng có nguy cơ bị thiếu máu, nhưng

Tại Úc có khoảng 12% phụ nữ, 8% trẻ em trước tuổi đi học và 20% người trên 85 tuổi bị thiếu máu.

Thiếu máu là biểu hiện của một rối loạn cơ bản. Vì thế tình trạng thiếu máu dù nhẹ và không triệu chứng cũng nên được tìm nguyên nhân chính để điều trị.

Nguyên nhân của thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

Để tủy xương sản xuất ra hồng cầu thì cần những thành phần như sắt, vitamin B12, acid folic. Nếu cơ thể không đủ chất sắt thì tủy xương không thể sản xuất đủ hồng cầu.

Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không cân bằng, hoặc nhu cầu dinh dưỡng tăng cao chẳng hạn như phụ nữ đến tuổi dậy thì và bắt đầu có kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Bên cạnh đó còn có các trường hợp thiếu máu do mất máu, ví dụ như do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét hay ung thư dạ dày…

Thiếu máu cũng có thể do tác dụng phụ từ thuốc kháng viêm không chứa steroid, hoặc biến chứng của chấn thương vật lý hoặc phẫu thuật.

Ngoài ra thiếu máu có thể do một số bệnh mãn tính khiến tủy xương không tạo ra đủ hồng cầu, ví dụ như bệnh ung thư, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn.

Bất kỳ bệnh mãn tính nào mà trở nên nghiêm trọng thì đều có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu không đặc hiệu và không giúp phân biệt loại thiếu máu do nguyên nhân nào.

Thông thường tình trạng thiếu máu là một phát hiện tình cờ, bệnh nhân đi gặp bác sĩ vì cảm thấy mệt mỏi. Khi bác sĩ thử máu thì mới phát hiện ra là mình bị thiếu máu, chứ không có triệu chứng hay dấu hiệu cụ thể nào.
Bác sĩ Eric Hưng Trần

Tuy nhiên, nếu biết lắng nghe cơ thể thì có thể thu thập được một vào dấu hiệu như cảm thấy năng lượng cơ thể bị cạn kiệt, dễ mệt, dễ chóng mặt nhức đầu, khó tập trung và trí nhớ kém, da nhợt nhạt, khó thở khi gắng sức, nhịp tim tăng, đánh trống ngực, khả năng vận động giảm sút, tay chân lạnh...

Điều trị

Việc điều trị thiếu máu, bệnh nhân được chẩn đoán và xác định được nguyên nhân để dựa vào đó mà điều trị.

Phòng ngừa thiếu máu

Bệnh nhân nên cập nhật kiến thức, đọc sách báo... tìm hiểu về sức khỏa của mình. Nên lắng nghe những triệu chứng của cơ thc. Nếu có điều gì bất thường mà không rõ nguyên nhân thì nên gặp bác sĩ sớm để bác sĩ kịp thời giúp đỡ.

Mời quý vị vào phần Audio để nghe Bác sĩ Eric Hưng Trần trình bày chi tiết về tình trạng thiếu máu.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



.

Share