Hồi tưởng về trại tù binh dân sự duy nhất ở Nam Thái bình Dương trong Thế chiến thứ hai

Lenny Enkara, who was seven when he was held in the prison camp

Lenny Enkara, who was seven when he was held in the prison camp Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vào tháng nầy 75 năm trước, quân đội Nhật bản đã thiết lập một trại tù dân sự trong vùng Nam Thái bình Dương để giam giữ những người gốc Âu châu, người Úc và các trẻ lai.


Trại tù được thiết lập ở Papua tân Guine đã được quân đội Úc giải phóng năm 1945 và may mắn các tù nhân sống sót qua Thế chiến thứ hai.

Những ký ức tuổi thơ, các gương mặt quen thuộc trong trại tù của Nhật bản trong Thế chiến thứ hai lần lượt hiện về.

Bà Hanale Griffith 85 tuổi chỉ từng tấm ảnh của các trẻ em lai với nụ cười trên môi, sau khi chúng được giải phóng từ một trại tù binh dân sự duy nhất ở miền nam Thái bình Dương.

“Đầu tiên khi quân Nhật đến, quả là dễ sợ khi họ tiến vào trại với súng và lưỡi lê lăm le trên tay”.

Trong khi đó, Lenny Enkera mới 7 tuổi và hồi tưởng lại lúc quân Nhật đổ bộ lên đảo Rabaul thuộc Papua tân Guine hồi năm 1942.

“Tôi có mặt ở đó khi quân Nhật đổ bộ lên đảo Rabaul, đó là một ngày mà mọi người kể cả Thổ dân trên đảo đều nói ‘Có nhiều tàu bè kia rồi, chúng tôi thich những tên ngốc đổ bổ bộ lên bãi biển và cảm ơn Chúa, chúng chẳng bắn dù chỉ một viên đạn”

Bà Halale và ông Lenny hiện sống ở vùng đông nam Queensland, họ thuộc những người sống sót cuối cùng trong trại tù dân sự Ramale.

Cả hai đều thuộc nguồn gốc Tân Ghi Nê và lớn lên trong phái bộ Công giáo Vunapope, dành cho những con cháu lai của những người Đức thời thuộc địa cũ.

Ông Lenny Enkera cho rằng, chuyện con lai đã giúp đỡ cho họ.

“Tất cả chúng tôi đều là người Đức, bởi vì tiếng Anh không được phép nói ở đây, quí vị có thể nói tiếng Đức và thoải mái như vậy”.

Được biết có đến 100 ngàn binh sĩ Nhật chiếm đóng Rabaul.

Với các cuộc phản công của Đồng minh vào tháng 6 năm 1944, bà Hanale Griffith nhớ lại chiến dịch ném bom.

“Quả là dễ sợ, ban đêm chúng tôi phải chạy vào trú ẩn ở các giao thông hào, luôn luôn phải sống trong lo sợ liên tục".

"Những gì xảy ra kế tiếp là những khẩu súng máy đặt rất thấp, còn các chiến đấu cơ bay đến với độ thấp rồi xả súng máy".

"Không chỉ một hay 2 chiếc, quí vị nghe tiếng bom nổ đôi khi từ 10 đến 20 quả".

"Khi bom nổ xong, chúng tôi chạy ra ngoài và chẳng có gì xảy ra”, Hanale Griffith.

Được biết có 300 thường dân bị bắt, từ các nơi trên Papua tân Guine và quần đảo Solomons và đã bị lính Nhật giam giữ trong một thung lũng giữa rừng rậm cách xa Rabaul, được gọi là trại tù Ramale.

Bà Christine Winter thuộc đại học Flinder là một một sử gia, nghiên cứu về thời đại thực dân của Đức trong vùng Thái bình Dương.

“Đối với người Nhật, quả là một trại tù độc đáo, bởi vì họ tìm cách chuyển các tù nhân chiến tranh và thường dân, để rảnh tay cho quân đội".

"Chỉ trước khi Nhật chiếm Papua tân Guine, thì xảy ra chuyện phụ nữ da trắng và trẻ em cố gắng thoát thân".

"Đó là một vụ di tản kỳ lạ, khi những người da màu bị bỏ lại, nào người Hoa, người Mã và những người lai nữa”, Christine Winter.

Được biết có 158 tù nhân thuộc các quốc tịch Đức, Áo, Bỉ, Hoà Lan, Pháp, Ý, Ái nhỉ Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy điển, Canada, Anh và Úc bị giam giữ cùng với khoảng 150 nhà truyền giáo và trẻ em.

Bà Winter cho biết, câu chuyện của họ hầu như đã bị quên lãng.

“Khi chuyện nầy xảy ra tại Papua tân Guine, Kokoda hay các chiến dịch quân sự khác, được xem ở mức độ cao hơn".

"Đó là câu chuyện của các thường dân bị đẩy ra đàng sau và cũng là một phần quan trọng trong lịch sử nước Úc để hiểu rõ, bởi vì các hệ lụy của chế độ thực dân đã đưa đến cuộc chiến, vốn xảy ra trên lãnh thổ Úc và nước Úc bỏ rơi người dân của họ”, Christine Winter.
"Tất cả chúng tôi hết sức vui mừng và người Nhật thì chạy biến tất cả”, Hanale Griffith
Đại diện cho tù nhân tại Ramale là một Giám mục gốc Ba Lan Leo Schmamach, vốn đã từng chiến đấu với người Đức trong Thế chiến thứ nhất.

“Ông ta là một con người hết sức can đảm, đó là điều tôi có thể nói. Bất cứ thứ gì người Nhật cần đến, là gọi đến ông ta".

"Có lúc ông ta được lệnh đi gom tất cả người Úc và nói ‘Trước khi quí vị mang họ đi, hãy cắt cổ tôi trước rồi hãy mang họ đi mất’. Ông ta quả là người can đảm”, Lenny Enkera.

Một câu chuyện thần kỳ về vị Giám mục, theo đó ông nói với người Nhật ông là đại diện cho nhà độc tài Adolf Hitler tại Tân Ghi Nê và người Nhật tỏ ra kính trọng vị thế của ông cũng như những người dưới sự chăm sóc của ông.

Cuộc sống tại Ramale rất khó khăn với rất ít thực phẩm, trừ khi họ sống sót bằng một loại cây cỏ địa phương có tên là ‘cỏ lợn’ – pig weed và những gì họ có thể trồng được trong vườn, thế nhưng hoàn toàn không có thịt.

Trong 16 tháng, họ sống trong trại có lính Nhật canh gác, trẻ em phần lớn được che chở tránh phải chứng kiến những cảnh lính canh đánh đập tù nhân.

“Quí vị chẳng biết chúng tôi đã trải qua những gì, đôi khi tôi không muốn nghĩ đến, tôi không bao giờ muốn con cái hay cháu chắt tôi phải trải qua những khốn khó đó”.

Sau chiến tranh, Úc đã xét xử 4 người lính Nhật tại Ramale vì tội ác trong chiến tranh.

Một người bị án tử hình được giảm xuống còn 30 năm tù vì tội tra tấn một linh mục, 2 người bị án 10 năm do tội tra tấn 2 nữ tu gốc Tân Ghinê và một người khác được tha bổng.

“Chúng tôi nghe rất nhiều thảm cảnh do quân Nhật gây ra và nhiều chuyện nầy chắc chắn đã xảy ra trong thời người Nhật chiếm Papua tân Guine và muốn ở lại đây vĩnh viễn".

"Vì vậy họ xúc tiến chiến dịch thu phục nhân tâm của người dân Papua tân Guine, đôi khi đó là một công tác khá khó khăn”, Christine Winter.

Được biết người Nhật đã có kế hoạch tàn sát tất cả các nhân chứng, thế nhưng họ phải bỏ chạy quá nhanh chóng.

“Chúng tôi biết được cái ngày mà họ bị ném bom nguyên tử, bằng không có thể họ đã giết hết chúng tôi dưới một giao thông hào, bằng cách xua mọi người xuống rồi cho nổ tung tất cả”.

Các tù nhân được giải thoát đúng lúc nhờ lực lượng của quân đội Úc, hồi tháng 9 năm 1945.

Bà Hanale Griffith nhớ lại.

“Chúng tôi có thể nhìn qua hàng tre, bọn Nhật chạy tới chạy lui trong khi mọi người huýt sáo".

"Các binh sĩ Úc mang súng chạy tới và tất cảc chúng tôi đều chạy, trong khi mọi người gào thét sung sướng ‘Chiến tranh kết thúc rồi’.

"Tất cả chúng tôi hết sức vui mừng và người Nhật thì chạy biến tất cả”, Hanale Griffith.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share