Australia Day: Ngày những người tị nạn Việt Nam tìm thấy sự đồng cảm với các bạn Thổ dân Úc

Ông Hoàng Ngọc-Tuấn sẽ tham gia một bàn tròn thảo luận về người Thổ dân cà các cộng đồng sắc tộc trong một đất nước đa văn hóa, trong chương trình đặc biệt Sunrise Ceremony, từ 6-8 giờ sáng ngày 26/1 trên SBS, NITV

Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Với những người Thổ dân, ngày Quốc khánh Úc là một ngày đau thương, họ gọi đó là Ngày Xâm Lược hay Ngày Sống Sót. Nghệ sĩ guitar Hoàng Ngọc Tuấn dành một tình cảm đặc biệt và lòng tôn trọng cho những chủ nhân truyền thống của Úc khi cảm nhận sự tương đồng về nguồn gốc và cuộc đời của một người Việt tị nạn trở thành công dân Úc và người Thổ dân mất đi mảnh đất thiêng liêng của mình.


Tình yêu từ câu chuyện đầu tiên

Ký ức về Ngày Australia Day đầu tiên tại Úc năm 1984 vẫn còn in đậm trong tâm trí của nghệ sĩ guitar Hoàng Ngọc Tuấn.

Ông chia sẻ với SBS đó cũng là những ngày tháng đầu, ông tận hưởng bầu không khí tự do ở xứ Down Under.

“Sau khi ở trong trại tị nạn Phi Luật Tân 7 tháng, tôi chính thức đặt chân lên nước Úc vào ngày 24/12/1983. Tôi tận hưởng mùa giáng sinh và năm mới năm 1984 lần đầu tiên tại Úc. Vài tuần sau đó, em tôi nói ngày 26/1/1984 mọi người được nghỉ lễ vì là ngày Australia Day. Lúc đó tôi không biết Australia Day là gì nên tôi mở truyền hình lên để xem.

Tôi xem tin tức thì biết có một người Thổ dân Úc đầu tiên trở thành Người Úc của năm (Australian of the year) là bà Lowitja O'Donoghue”.
Ngày 26 tháng Một là ngày mọi người dân Úc cùng nhìn lại lịch sử thăng trầm của nước Úc, có nhiều vinh quang, tự hào và cả những sai lầm cần soi rọi. Ngày mà chúng ta cảm nhận về nước Úc, để cùng chia sẻ với 25 triệu người Úc khác đến từ hơn 260 nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Câu chuyện bất hạnh của người phụ nữ bị chính quyền da trắng bắt vào nhà tù thiếu nhi từ 2 tuổi, lạc mất người mẹ của mình và may mắn tìm được mẹ sau 33 năm lay động trái tim người nghệ sĩ.

“Chịu đựng một cuộc sống bất hạnh như vậy nhưng bà vẫn vươn lên, trở thành biểu tượng và tiếng nói đấu tranh cho những người Thổ dân Úc và được trao tặng nhiều huân chương”, ông Hoàng Ngọc Tuấn chia sẻ mảnh ký ức không bao giờ phai nhạt với SBS.
Khi thử đặt bản sắc của mình cùng bản sắc những chủ nhân truyền thống của Úc cạnh nhau, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn có những chiêm nghiệm thú vị.
Khi thử đặt bản sắc của mình cùng bản sắc những chủ nhân truyền thống của Úc cạnh nhau, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn có những chiêm nghiệm thú vị. Source: Supplied
Sau ngày đầu tiên đó, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đem lòng cảm mến những người Thổ dân Úc. Sự đồng cảm này thôi thúc ông tìm hiểu, tham gia các chuyến du khảo và nghiên cứu về âm nhạc của người Thổ dân, kết bạn với những nhạc sĩ Thổ dân và tìm thấy sự đồng điệu trong âm nhạc của họ.

Quốc Khánh hay Xâm lược?

Trong những năm gần đây, người ta tranh cãi về ngày 26 tháng Một. Với một số người thì đó là Ngày Quốc Khánh, nhưng với những người chủ nhân truyền thống của vùng đất và những người tranh đấu cho họ, thì đó là ngày đau thương, họ gọi đó là Ngày Xâm Lược hay Ngày Sống Sót. Ông Hoàng Ngọc Tuấn gọi đó là “Ngày lắng nghe và chia sẻ”.

“Ngày 26 tháng một là ngày mọi người dân Úc cùng nhìn lại lịch sử thăng trầm của nước Úc, có nhiều vinh quang, tự hào và cả những sai lầm cần soi rọi. Ngày mà chúng ta cảm nhận về nước Úc, để cùng chia sẻ với 25 triệu người Úc khác đến từ hơn 260 nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ trên toàn thế giới.

Đây cũng là ngày chúng ta cùng lắng nghe và chia sẻ câu chuyện của nhiều con người đã định cư hoăc sinh ra trên mảnh đất này.

Đây cũng là ngày bày tỏ sự kính trọng lịch sử hơn 60,000 năm của những người Thổ dân Úc – những chủ nhân đầu tiên của đất nước này, những người ban cho chúng ta một đất nước đẹp đẽ để sinh sống và di sản quý báu đầy giá trị về tâm linh, tinh thần, nghệ thuật”.

Ngày để mỗi chúng ta tâm niệm về giá trị đóng góp của mình vào sự phồn thịnh của đất nước này”, ông Hoàng Ngọc tuấn chia sẻ.
Ngày 26 tháng một là ngày mọi người dân Úc cùng nhìn lại lịch sử thăng trầm của nước Úc, có nhiều vinh quang, tự hào và cả những sai lầm cần soi rọi. Ngày mà chúng ta cảm nhận về nước Úc, để cùng chia sẻ với 25 triệu người Úc khác đến từ hơn 260 nguồn gốc
Ngày 26 tháng một là ngày mọi người dân Úc cùng nhìn lại lịch sử thăng trầm của nước Úc, có nhiều vinh quang, tự hào và cả những sai lầm cần soi rọi. Source: Supplied
Trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi với SBS, nghệ sĩ guitar gốc Việt bày tỏ sự cảm thông đến Thế hệ bị đánh cắp (Stolen Generations), vốn là những đứa trẻ con của Thổ dân Úc và người dân eo biển Torres bị chính quyền liên bang tách khỏi gia đình theo đạo luật do Nghị viện ban hành. Mãi đến ngày 13 tháng 2 năm 2008, Chính phủ Liên bang Úc do Thủ tướng Kevin Rudd lãnh đạo phải chính thức xin lỗi những người Thổ dân này.

Điểm tương đồng của người tị nạn Việt Nam và người Thổ dân Úc

Với những trải nghiệm cuộc sống của một người Việt vượt biên, tị nạn cộng sản, rồi trở thành công dân Úc, ông Hoàng Ngọc Tuấn nhận ra những điểm tương đồng giữa nguồn gốc, cuộc đời ông với những người Úc Thổ dân.

“Vì sự cai trị tàn ác của chế độ cộng sản mà nhiều người Việt phải bỏ quê cha đất tổ, liều chết vượt biển, ra đi tìm tự do, tương lai tốt đẹp hơn cho mình”.

Tương tự như vậy, chính những người da trắng tham lam, dùng vũ lực để chiếm những vùng đất màu mỡ để khai thác hầm mỏ mà những người Thổ dân phải rời bỏ vùng đất thiếng của họ để sống lay lất những nơi khác.

Rời bỏ miền đất tổ tiên là nỗi đau không thể nào nguôi”.
Sống cuộc đời lưu vong, tôi coi tiếng Việt là quê hương của tôi. Các bạn Thổ dân cũng vậy. Cả hai chúng tôi đều sống xa đất tổ, nhưng vẫn mang theo quê hương của mình trong tiếng nói.
Suy nghĩ về một nước Úc đa văn hóa, về mặt pháp lý, ông là một công dân Úc với tất cả các quyền và nghĩa vụ như những người Úc khác, ông sẽ đi ngoại quốc với sổ thông hành Úc, nhưng ông  không thể nào thay đổi nhân diện châu Á, tóc đen, da vàng, không thể nào phủ nhận được dòng máu Việt đang chảy trong người ông.

Khi thử đặt bản sắc của mình cùng bản sắc những chủ nhân truyền thống của Úc cạnh nhau, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn có những chiêm nghiệm thú vị.

“Tôi là công Úc đã 34 năm. Tôi dùng tiếng Anh để dạy học, giao tiếp trong xã hội và hoạt động nghệ thuật. Nhưng khi về đến nhà, tôi vẫn dùng tiếng Việt để trò chuyện, sáng tác thơ, nhạc, viết sách. Các bạn Thổ dân của tôi cũng vậy. Họ nói tiếng Anh nhưng về nhà vẫn dùng tiếng mẹ đẻ.

Sống cuộc đời lưu vong, tôi coi tiếng Việt là quê hương của tôi. Các bạn Thổ dân cũng vậy. Cả hai chúng tôi đều sống xa đất tổ, nhưng vẫn mang theo quê hương cùa mình trong tiếng nói”, ông Tuấn tâm tình với SBS.

“Màu tóc, màu da và ngôn ngữ của chúng ta đôi khi khiến chúng ta cảm thấy đang sống ở ngoại biên của nước Úc chính mạch. Nhưng chính nhờ xã hội đa văn hóa, chúng tôi vẫn tham gia vào mọi sinh hoạt của xã hội Úc”.

---

Ông Hoàng Ngọc-Tuấn sẽ tham gia một bàn tròn thảo luận về người Thổ dân và các cộng đồng sắc tộc trong một đất nước đa văn hóa, trong chương trình đặc biệt , từ 6-8 giờ sáng ngày 26/1 trên SBS, NITV và Facebook Live từ North Head Sanctuary, Manly. Mời quý vị đón xem.

Nghệ sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn đến Úc với tư cách là người tị nạn chính trị từ Việt Nam, năm 1983. Ông đã xuất bản, sáng tác, và biên tập nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Năm 2002, ông cùng một số người bạn sáng lập trang , một trung tâm văn học và nghệ thuật trên mạng nổi bật nhất về văn học nghệ thuật Việt Nam với mục đích chủ yếu là sáng tạo và làm ra cái mới.

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese

Share