Bộ trưởng Thổ dân hứa hẹn công nhận quyền của người Thổ dân Úc trong Hiến pháp

MinisterIndigenous Australians Ken Wyatt

Minister for Indigenous Australians Ken Wyatt speaking at the National Press Club in Canberra. Wednesday 10 July 2019 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Những người Úc có thể bỏ phiếu cho đề nghị công nhận người Úc thổ dân trong Hiến pháp vào ba năm tới. Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên kể từ khi trở thành bộ trưởng Thổ dân sự vụ đầu tiên cho người thổ dân Úc, thượng nghị sĩ Ken Wyatt đã cam kết sẽ đưa ra điều mà ông gọi là "lựa chọn được đồng thuận" trong nhiệm kỳ quốc hội này.


Khi các cộng đồng trên cả khắp nước Úc kỷ niệm Tuần lễ NAIDOC, bộ trưởng nội các đầu tiên đại diện cho người thổ dân Úc đang nỗ lực để công nhận những người chủ đất đầu tiên của nước Úc trong hiến pháp thành lập quốc gia.

 "Tôi sẽ phát triển và đưa ra một lựa chọn được đồng thuận để việc công nhận người thổ dân trong Hiến pháp được đưa ra tại buổi trưng cầu dân ý trong nhiệm kỳ quốc hội hiện tại. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ cùng làm việc cho đến khi đạt được sự đồng thuận giữa tất cả các nhóm có liên quan, trong bản hiến pháp công nhận người thổ dân này."

 Cam kết của TNS Ken Wyatt được đưa ra hai năm sau khi chính phủ Turnbull từ chối đề nghị cho phép tiếng nói của người thổ dân được đưa vào Hiến pháp trước quốc hội, một ý tưởng được đưa vào
“Thông cáo Uluru từ Trái Tim”, mang tính bước ngoặt từ với tên gọi Uluru Statement from the Heart.

Tuyên bố này đã được đưa ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2017 bởi các đại biểu tham dự Hội nghị trưng cầu dân ý của người thổ dân và người dân vùng eo biển Torres Strait, được tổ chức gần Uluru.

 Chính phủ Turnbull trước đó đã trích dẫn mối quan tâm khi việc dùng từ “Voice- Tiếng nói” trong hiến pháp, có thể biến người Thổ dân trở thành đại diện cho một viện thứ ba của quốc hội, ngoài thượng viện và hạ viện.  Thế nhưng chính phủ Morrison nói rằng “Tiếng nói” có thể là một lựa chọn và cam kết sẽ làm việc với tất cả các khía cạnh chính trị về vấn đề này.
"Tôi thành thật tin rằng công chúng Úc đã sẵn sàng với việc cải tổ hiến pháp để công nhận những người Úc đầu tiên- First Nations people- trong Hiến pháp. Đã đến lúc và thực sự đây là thời điểm cho việc này."
Ông Wyatt nói rằng sự công nhận hiến pháp là điều vô cùng quan trọng, và không thể vội vàng.

"Chúng ta cần thiết kế một mô hình phù hợp để tiến tới điểm mà phần lớn người Úc, phần lớn các tiểu bang và vùng lãnh thổ cũng như người thổ dân Úc ủng hộ mô hình đó."

Việc này có thể đánh dấu sự thay đổi liên quan đến Người thổ dân đầu tiên đối với Hiến pháp Úc kể từ năm 1967, khi Úc bỏ phiếu áp đảo để đưa các những người chủ nhân truyền thống của Úc được đưa vào cuộc điều tra dân số.

 Người phát ngôn về vấn đề thổ dân của đảng Lao động, bà Linda Burney nói rằng đảng của bà đã sẵn sàng hợp tác với chính phủ để thực hiện sự thay đổi này.

"Tôi thành thật tin rằng công chúng Úc đã sẵn sàng với việc cải tổ hiến pháp để công nhận những người Úc đầu tiên- First Nations people- trong Hiến pháp. Đã đến lúc và thực sự đây là thời điểm cho việc này."

Nhưng bà nói không nên phụ thuộc vào các chính trị gia để xác định xem cải tổ này sẽ thực hiện như thế nào.

"Việc này thực sự tùy thuộc vào các cuộc thảo luận mà chúng tôi sẽ thực hiện với những người Úc đầu tiên First Nations people trên khắp đất nước này về mặt hình thức và cách tổ chức cuộc trưng cầu dân ý và Tiếng nói của họ nên được cân nhắc cẩn trọng."

 Liệu chính phủ sẽ duy trì các lời kêu gọi của Thông cáo Uluru Statement from the Heart và đưa ý tưởng về Tiếng nói của người thổ dân vào một cuộc trưng cầu dân ý vẫn còn được xem xét.

Giám đốc điều hành của tổ chức Hòa giải Úc Karen Mundine cảm thấy khả quan khi nghĩ về tương lai.

 "Chúng tôi đã kêu gọi việc này trong một thời gian về việc có một tiến trình và một khung thời gian cụ thể. Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta có vào lúc này. Việc công nhận thổ dân sẽ thực hiện như thế nào nếu tiếp tục, chúng ta vẫn chưa thấy , nhưng ít nhất đây là điểm khởi đầu."

 Để được thông qua quốc hội, câu hỏi trưng cầu dân ý sẽ cần được sự ủng hộ đa số ở ít nhất bốn tiểu bang - một động thái mà Đồng chủ tịch của Hội đồng trưng cầu dân ý, bà Megan Davis, hy vọng người Úc sẽ chào đón.

 "Chúng tôi chỉ còn một bước nữa để tiến tới sự công nhận người thổ dân hiến pháp và khi tôi nói điều đó, hình thức duy nhất công nhận trong hiến pháp có ý nghĩa, đó là những người tham gia vào các cuộc đối thoại ở Uluru có tiếng nói trước quốc hội."

Share