Đại dịch tiếp theo của con người? Cúm gia cầm lây lan ở bò, liệu có nguy cơ đối với con người?

Bird Flu-Food Safety

FILE - A line of Holstein dairy cows feed through a fence at a dairy farm in Idaho on March 11, 2009. As of April 11, 2024, a strain of the highly pathogenic avian influenza, or HPAI, that has killed millions of wild birds in recent years has been found in at least 24 dairy cow herds in eight U.S. states: Texas, Kansas, New Mexico, Ohio, Idaho, Michigan and North Carolina and South Dakota. (AP Photo/Charlie Litchfield, File) Credit: Charlie Litchfield/AP

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để xác định xem cúm gia cầm hoặc cúm gia cầm H5N1 có khả năng gây bệnh cao đang phát triển như thế nào và nó gây ra nguy cơ gì cho con người. Trong khi dịch cúm gia cầm vẫn chưa được phát hiện ở Úc, các chuyên gia cảnh báo sự xuất hiện của nó là không thể tránh khỏi và mọi người cần phải chuẩn bị.


Chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng năm 2020 đánh dấu sự khởi đầu của một đợt bùng phát chưa từng có.

Kể từ đó, loại virus này đã được phát hiện ở mọi châu lục ngoại trừ Úc, thậm chí còn xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Cực.

Hàng chục triệu gia cầm và chim hoang dã đã chết vì loại virus này.

Và với sự biến đổi của virus, nó đã lây nhiễm sang các loài động vật có vú bao gồm sư tử biển, chồn sương, chồn nuôi và mèo.

Năm nay, đến lượt bò cũng bị lây nhiễm loại virus này.

Đây là một diễn biến đáng ngạc nhiên vì người ta cho rằng bò không có khả năng lây nhiễm loại cúm này.

Bà Robyn Alders, khoa học gia ngành thú y, giáo sư danh dự của Trung tâm Chính sách Phát triển tại Đại học Quốc gia Úc, và là thành viên của Ủy ban Lancet về ngăn chặn sự lây lan của virus, cho biết.

“Với sự tiến hóa này để có thể lây nhiễm và gây bệnh ở bò sữa, điều đó có nghĩa là virus đang lây lan mạnh hơn. Điều này khiến chúng tôi quan ngại vì virus cúm rất dễ thích nghi, biến đổi và nhân lên rất nhanh.”

Cúm gia cầm H5N1 được phát hiện ở bò sữa vào tháng 3 tại bang Texas của Mỹ.

Và sau đó vào tháng 4, một công nhân chăn nuôi bò sữa ở Texas đã nhiễm virus - ca bệnh lây nhiễm đầu tiên ở người được biết đến do tiếp xúc với động vật có vú bị nhiễm bệnh.

Kể từ đó, cúm gia cầm đã được phát hiện ở 36 đàn gia súc trên khắp 9 bang của Mỹ.

Giáo sư Alders cho biết đây là điều đáng báo động vì sự hiện diện của virus ở động vật có vú là dấu hiệu cho thấy nó đang tiến gần hơn đến con người.
Càng có nhiều virus thì càng có nhiều cơ hội virus lây nhiễm sang người. Và trong trường hợp xấu nhất, virus có thể lây lan giữa người với người.
Giáo sư Robyn Alders - Trung tâm Chính sách Phát triển tại Đại học Quốc gia Úc
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết nguy cơ sức khỏe cộng đồng nói chung do virus gây ra là “thấp”.

Kể từ năm 2021, chỉ có 28 trường hợp lây nhiễm ở người được ghi nhận; và chưa bao giờ có sự lây truyền giữa con người với nhau.

Tuy nhiên, các nhà chức trách và cơ quan chức năng vẫn trong tình trạng cảnh giác.

Ở Bangladesh, ngành chăn nuôi gia cầm rất quan trọng đối với cả cuộc sống và sinh kế.

Ông Ahasanul Hoque là giáo sư dịch tễ học thú y tại Đại học Khoa học Động vật và Thú y Chattogram của Bangladesh.

Ông nói rằng một đợt bùng phát quy mô lớn sẽ là một "thảm họa" cho đất nước này.

Ông và một nhóm chuyên gia đã tổ chức các buổi đào tạo với nông dân ở khu vực Chattogram về vấn đề an toàn và an toàn sinh học trong trang trại.

“Chúng tôi đã làm việc với các nông dân để đào tạo họ về các tiêu chuẩn an toàn sinh học ngày càng cao, đặc biệt đối với các nông gia quy mô vừa và nhỏ."

Loại virus này vẫn chưa đến được Úc, có thể là do luật an toàn sinh học nghiêm ngặt và đường di cư của các loài chim, nhưng có thể chỉ là vấn đề thời gian.

Bác sĩ Michael Bonning, Chủ tịch chi nhánh New South Wales của Hiệp hội Y khoa Úc, đề nghị.
Điều chúng ta cần ưu tiên trong những tháng tới là giám sát để bảo đảm rằng liệu loại virus này có đến đây hay không và khi nào, đồng thời kiềm giữ nó bên ngoài đất nước chúng ta càng lâu càng tốt để những người chăn nuôi, những người nông dân, và cộng đồng có thể được chuẩn bị phù hợp để đối phó với chúng.
Bác sĩ Michael Bonning - Chủ tịch chi nhánh New South Wales của Hiệp hội Y khoa Úc
Trong một tuyên bố, Bộ Nông nghiệp Úc nói với đài SBS rằng: “theo dõi chặt chẽ các đợt bùng phát ở nước ngoài…”

Và: "Úc đã thống nhất về các thỏa thuận ứng phó và chia sẻ chi phí trên toàn quốc để ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh ở động vật, bao gồm cả cúm gia cầm".

Giáo sư Alders cho rằng cộng đồng toàn cầu cần suy nghĩ lại cách sản xuất thực phẩm, đồng thời cảnh báo nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người sẽ không biến mất.

“Những hệ thống chăn nuôi thâm canh này với mật độ động vật cao và rất giống nhau về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. Nếu không phải là cúm gia cầm thì đó sẽ là một loại virus khác."


Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 

Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 


Share