Diễn biến mới đáng lo ngại của cúm gia cầm

Free range chickens

26 April 2023, Brandenburg, Börnicke: Chickens and a rooster are kept in a meadow in free range. Photo: Patrick Pleul/dpa (Photo by Patrick Pleul/picture alliance via Getty Images) Credit: picture alliance/dpa/picture alliance via Getty I

Một báo cáo mới cho thấy các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm trước đây phần lớn chỉ xảy ra ở châu Á, hiện đang xảy ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới và ảnh hưởng đến số lượng gia cầm lớn hơn, có thể là căn nguyên cho đợt dịch bệnh tiếp theo.


Loại virus chết người H5N1 hay còn gọi là cúm gia cầm đang có những dấu hiệu tiến hóa đáng lo ngại.

Một nghiên cứu mới, được thực hiện bởi các chuyên gia từ các trường đại học Úc và châu Á và được công bố trên Springer Nature, cho thấy những đợt bùng phát virus mới ở châu Âu và châu Phi.

Giáo sư Raina McIntyre là Giám đốc Chương trình An toàn Sinh học tại Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales.

Bà là chuyên gia về bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Bà nói cúm gia cầm có thể là căn nguyên cho đợt dịch tiếp theo.

“Người ta luôn lo sợ rằng một ngày nào đó, một trong những loại virus cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao này sẽ biến đổi để dễ dàng lây truyền từ người sang người. Và có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo xung quanh một nhánh cụ thể của H5N1 đã lan rộng trong một hoặc hai năm qua.”

Những đợt bùng phát virus H5 đầu tiên được ghi nhận vào năm 2014.

Giáo sư Michael Ward là Chủ tịch Khoa Thú y Công cộng và An toàn Thực phẩm tại Đại học Sydney.

Ông giải thích virus đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây.

“Virus nhanh chóng lây lan khắp Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Người ta cho rằng đó là kết quả của virus do các loài chim hoang dã di cư qua các lục địa mang theo. Vì vậy, nó lây lan khá nhanh và điều đó có thể liên quan đến những thay đổi của virus. Và gần đây, trong 3-4 năm qua, chúng tôi đã thấy một sự thay đổi khác ở loại virus này. Chúng tôi thấy những đợt bùng phát này đang xảy ra đặc biệt ở Bắc Âu cũng như ở Mỹ.”

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng virus H5 đã biến đổi, di chuyển ra khỏi châu Á, nơi được cho là nguồn gốc phát sinh của nó.

Một đợt bùng phát tiềm ẩn ở Úc, tuy khó xảy ra, nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Giáo sư Ward cho biết các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi virus phải đối mặt với những vấn đề lớn trong chuỗi thực phẩm của họ.

“Cố gắng kiểm soát dịch bệnh dẫn đến thiếu sản phẩm gia cầm. Thiếu thịt và trứng. Vì vậy, hậu quả là nguồn cung cạn kiệt rất nhanh vì chính quyền đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh. Vì vậy, đó là vấn đề. Dịch bệnh này cũng có thể khá tàn khốc khi xâm nhập vào đàn gia cầm. Nó có thể giết chết rất nhiều loài chim. Vì vậy, bạn cũng bị ảnh hưởng.”

Vậy có những cách nào được sử dụng để kiểm soát bệnh?

Tiến sĩ David Muscatello là chuyên gia dịch tễ học của Đại học New South Wales.

Ông cho biết có hai cách để ngăn chặn bệnh cúm gia cầm.

"Theo tôi hiểu, có hai phương pháp chính, đặc biệt là trong các ứng dụng nông nghiệp hoặc chăn nuôi: một là tiêu hủy quần thể động vật đã tiếp xúc với vi-rút hoặc có khả năng tiếp xúc với vi-rút; hai là tiêm vắc-xin cho chim hoặc động vật để chống lại vi-rút. Và vắc-xin đang được sử dụng ngày càng nhiều, theo tôi hiểu, trong quần thể động vật."

Tuy nhiên, giáo sư Ward cảnh báo phương pháp thứ hai mang lại những rủi ro đáng kể.

“Vấn đề với việc tiêm chủng là bạn có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nếu sau đó bạn bắt đầu để các loại vi-rút khác trộn lẫn với vir-út hoang dã. Vì vậy, các quốc gia đã làm điều đó một cách miễn cưỡng”

Tiến sĩ Muscatello cũng giải thích một trong những điều rắc rối nhất về virus H-5 là:
“Vi-rút cúm không ngừng tiến hóa và chúng tiến hóa rất dễ dàng. Vì vậy, vi-rút liên tục lưu hành trong các quần thể động vật, chim và người và chúng luôn tiến hóa. Có lẽ bằng chứng tốt nhất cho điều đó là chúng ta cần thay đổi vắc-xin bệnh cúm ở người hàng năm."
Tiến sĩ David Muscatello
Giáo sư McIntyre của Đại học New South Wales giải thích các triệu chứng cúm gia cầm ở người không thực sự khác biệt nhiều so với bệnh cúm thông thường.

“Nó có biểu hiện bệnh điển hình giống như cúm, sốt cao, cảm thấy thực sự không khỏe, đau nhức, các triệu chứng hô hấp như ho và khó thở."

Tuy nhiên, chủng virus đặc biệt này có thể có một số khác biệt rất nghiêm trọng trong cách nó tấn công hệ thống miễn dịch.

Giáo sư McIntyre tiếp tục giải thích điều gì khiến chủng H-5-N-1 trở nên nguy hiểm đến vậy.

“Chúng tôi thấy những triệu chứng như co giật, đi đứng không vững, các triệu chứng thần kinh rất nổi bật. Vì vậy, nếu chủng đặc biệt này, được gọi là nhánh 2.3.4.4 b, của H5N1 biến đổi để lây nhiễm sang người một cách dễ dàng, chúng ta có thể thấy các triệu chứng thần kinh nổi bật, cũng như các triệu chứng hô hấp."

Một cách để ngăn chặn khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai là theo dõi chặt chẽ cách vi-rút tiếp tục phát triển.

Giáo sư McIntyre cho biết nhóm của bà tại Đại học New South Wales đã nghĩ ra một cách sáng tạo để làm điều đó.

“Một cách để giảm thiểu tình trạng đó là cảnh báo sớm và phát hiện sớm. Chúng tôi đã phát triển một hệ thống cảnh báo sớm tại UNSW có tên là "epi-watch", nơi chúng tôi báo cáo về bất kỳ bệnh hô hấp cấp tính nghiêm trọng nào chưa được chẩn đoán đang xảy ra, đặc biệt là ở các điểm nóng của dịch bệnh vi-rút cúm gia cầm. Bạn sẽ thấy rất nhiều vi-rút cúm gia cầm ở động vật và chim, rồi đột nhiên bạn sẽ bắt đầu thấy các cụm bệnh viêm phổi, giống như COVID bắt đầu ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, đầu năm 2020”

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like


Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 

Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 



Share