Nestle bị cáo buộc đánh lừa khách hàng khi xếp hạng Milo 4,5 ngôi sao sức khỏe

Vốn từ lâu đã bị cáo buộc khai thác lỗ hổng trong hệ thống Health Stars, Nestle tuyên bố sẽ gỡ bỏ đánh giá 4,5 ngôi sao sức khỏe gây tranh cãi trên sản phẩm Milo nổi tiếng của mình.

Milo, a Nestle product, is a household name in Australia.

Milo, a Nestle product, is a household name in Australia. Source: The West Australian

Công ty thực phẩm đa quốc gia cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống đánh giá sức khỏe này, nhằm giúp người tiêu thụ đưa ra những lựa chọn mua sắm lành mạnh hơn, nhưng đồng thời cũng thừa nhận xếp hạng 4,5 sao của Milo đã gây nhầm lẫn trong một thời gian dài.

“Bằng cách gỡ bỏ xếp hạng sức khỏe khỏi các sản phẩm bột Milo, chúng tôi hy vọng người tiêu thụ sẽ tránh được sự nhầm lẫn về hệ thống đánh giá này, cũng như giảm bớt nguy cơ thiệt hại cho một hệ thống về cơ bản là tốt đẹp,” phát ngôn nhân của Nestle, bà Margaret Stuart nói.

Milo, một loại thức uống lúa mạch có hương vị chocolate, chứa đến 46% đường, là một ví dụ rõ ràng nhất về lỗ hổng trong hệ thống đánh giá Health Stars hơn 3 năm tuổi này.

Dựa trên nguyên tắc “as prepared” (tạm dịch: sau khi chế biến), Nestle xếp hạng Milo 4,5 sao dựa trên giả định rằng mọi người Úc đều chuẩn bị thức uống theo tỉ lệ: 3 muỗng Milo và 200ml sữa tươi tách béo.

Vấn đề nằm ở chỗ, theo những nhà hoạt động vì sức khỏe và quyền lợi của người tiêu thụ, người dân Úc pha Milo theo rất nhiều cách, bao gồm pha với sữa tươi nguyên kem, ăn không, hoặc rắc lên kem.

Nestle bị cáo buộc đã thao túng hệ thống đánh giá và đánh lừa khách hàng về sản phẩm chứa nhiều đường này. Trên thực tế, .
Tổ chức Choice, hồi năm 2016, nói rằng mặc dù quyết định này là một chiến thắng cho người tiêu thụ, họ hy vọng rằng Milo sẽ gắn nhãn 1,5 sao trên mỗi hộp Milo.

“Khi mọi người nhìn thấy một sản phẩm bột chocolate có chứa nhiều đường mà lại được đánh giá 4,5 sao, họ có quyền nghi ngờ về hệ thống đánh giá sức khỏe này,” bà Katinka Day nói.

“Có nguy cơ rằng người tiêu thụ sẽ quay lưng với một hệ thống đã bị các nhà sản xuất thực phẩm thao túng để trục lợi.”

Bà Alexandra Jones đến từ George Institute for Global Health nói rằng đây là một hệ thống đánh giá tự nguyện, và họ mong muốn nhìn thấy nó trên càng nhiều sản phẩm càng tốt. Thế nhưng họ cũng hy vọng rằng các nhà sản xuất sẽ đánh giá trung thực sản phẩm của mình.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hệ thống đánh giá Health Stars là chính xác trong đa số trường hợp. Động thái này đã đóng một lỗ hổng nhỏ nhưng quan trọng, nhằm khôi phục lòng tin của người tiêu thụ, rằng họ có thể sử dụng Health Stars để giúp họ đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn,” bà nói.

“Đây là một bước đi đầu tiên nhằm cải thiện Health Stars.”

Chính phủ liên bang đang tiến hành một cuộc đánh giá kéo dài 5 năm về hệ thống này. Những nhà vận động mong muốn nguyên tắc “as prepared” bị loại bỏ, cũng như bổ sung đường vào hệ thống chấm điểm.

Bà Jane Martin đến từ Obesity Policy Coalition cho biết Nestle không phải là công ty duy nhất đang lợi dụng hệ thống dán nhãn này.

“Còn có những nhà sản xuất khác đang lợi dụng hệ thống Health Stars nhằm che giấu những sản phẩm kém lành mạnh và khiến cho chúng trở nên thân thiện với sức khẻo hơn, chẳng hạn như các loại bột làm burger chứa nhiều muối,” bà nói.

“Chúng tôi mong muốn những nhà sản xuất khác theo gót Nestle và đưa ra đánh giá dựa trên bản thân sản phẩm, thay vì bao gồm giá trị dinh dưỡng từ những nguyên liệu bổ sung khác.”

Chuyên gia dinh dưỡng Rosemary Stanton, người đã tham gia vào giai đoạn đầu của việc phát triển hệ thống Health Stars, cho biết ý tưởng ban đầu là dành cho các sản phẩm bánh kẹo chỉ hiển thị chỉ số kilojoule và không có ngôi sao sức khỏe nào cả.

“Ý tưởng đó lẽ ra không nên bị hủy bỏ, bởi vì giờ đây chúng ta có những thanh ngũ cốc với xếp hạng ngôi sao cao hơn giá trị dinh dưỡng thực sự,” bà nói.

“Điều này xảy ra bởi vì các nhà sản xuất bổ sung thêm nhiều thành phần nhằm bù đắp cho lượng đường, như cách mà Milo đã làm. Lý tưởng nhất là mọi sản phẩm đóng gói đều nên dán nhãn Health Stars – nếu không bắt buộc thì các công ty sẽ chỉ sử dụng nó cho các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà thôi.”
Australia’s top 10 most trusted brands in 2019
Australia’s top 10 most trusted brands in 2019 Source: iStockphoto
Bà Stuart nói rằng xếp hạng ngôi sao sức khỏe sẽ được gỡ bỏ khỏi sản phẩm bột Milo, nhưng sẽ được giữ nguyên trên các sản phẩm khác có chứa Milo, chẳng hạn như sữa thanh trùng.

Tuy nhiên, họ vẫn bênh vực cho xếp hạng 4,5 sao, và nói rằng nó phù hợp với Bộ luật Tiêu chuẩn Thực phẩm, các yêu cầu của hệ thống Health Star Rating System, và Hướng dẫn Chế độ Ăn uống của Úc.

“Nhìn chung, chúng tôi rất phấn khởi khi thấy hệ thống Health Stars đạt được các mục tiêu chính của mình. Có nhiều bằng chứng cho thấy nó đã giúp người tiêu thụ so sánh các sản phẩm đóng gói khác nhau thuộc cùng một danh mục trong cửa hàng, cũng như khuyến khích các nhà sản xuất nâng cao giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm của mình – vốn có lợi cho toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm,” bà nói.

“Điều quan trọng nhất, là động thái này không ảnh hưởng đến cam kết của chúng tôi đối với hệ thống Health Stars nói chung – các nhãn ngôi sao sức khỏe hiện có mặt trên hơn 300 sản phẩm của chúng tôi tại Úc và 180 sản phẩm tại New Zealand. Chúng tôi duy trì quan điểm rằng hệ thống này về cơ bản là tốt đẹp và có cơ sở khoa học, và trong hầu hết trường hợp, nó cung cấp cho người tiêu thụ một cách thức rõ ràng để so sánh giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm thuộc cùng chủng loại.”

Các sản phẩm Milo với đánh giá Health Stars mới sẽ được bày bán tại Úc từ tháng 5/2018.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 2 March 2018 7:35pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends