Trump nhìn nhận chủ quyền của Israel trên vùng cao nguyên tranh chấp Golan

US President Donald Trump (L) and Prime Minister of Israel Benjamin Netanyahu with the signed Presidential proclamation on the Golan Heights

US President Donald Trump (L) and Prime Minister of Israel Benjamin Netanyahu with the signed Presidential proclamation on the Golan Heights Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh nhìn nhận chủ quyền của Israel trên vùng cao nguyên bị tranh chấp Golan vốn là khu vực chiếm được của Syria hồi năm 1967.


Việc nhìn nhận chính thức của ông Trump sau hàng chục năm đã bị nhiều chỉ trích từ nhiều nơi trong cộng đồng quốc tế.

Vùng cao nguyên Golan ở đâu và vì sao chúng có một vị trí chiến lược đáng kể cho Israel.

Cao nguyên Golan tạo thành biên giới giữa Israel và Syria, ngoài ra kéo dài đến mũi cực nam của Jordan.

Vốn là một nguồn nước hết sức quan trọng cho khu vực khô cằn và cũng là một địa điểm chiến lược then chốt, cao nguyên Golan chạy từ bờ biển phía đông của biển Galilee còn được gọi là hồ Tiberias, xuống tận đường ranh đình chiến trên phần đất do Syria kiểm soát, cách thủ đô Damascus của Syria chỉ độ 50 kí lô mét mà thôi.

Nay Tổng thống Donald Trump của Hoa kỳ đã ký một tuyên cáo nhìn nhận chủ quyền của Israel trên vùng biên giới.

Phá vỡ sự đồng thuận của quốc tế trong hàng thập niên qua, ông nầy ký một bản tuyên cáo cùng với Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu, tại Tòa Bạch Ốc.

Ông Trump cho biết, đây là việc xảy ra sau thời gian quá lâu.

“Với chính phủ của tôi, liên minh khắt khít giữa Mỹ và Israel chưa bao giờ mạnh mẽ hơn".

"Vào lúc nầy, Tòa Đại sứ Mỹ hiện tọa lạc một cách hãnh diện tại Jerusalem, thủ đô của người Do thái đã được thiết lập".

"Họ muốn có Tòa Đại sứ như vậy trong rất nhiều năm và qua nhiều vị Tổng thống, nay chúng ta đã đạt được”, Donald Trump.

Được biết Syria đã tấn công Israel từ cao nguyên Golan trong cuộc chiến hồi năm 1967, khiến Israel chiếm phần lớn lãnh thổ nầy.

Israel còn chiếm thêm một phần lãnh thổ nữa trong cuộc chiến kế tiếp năm 1973, thế nhưng đã trả lại một năm sau đó, theo một thỏa thuận đã vạch ra đường ranh giới ngưng bắn và tạo nên một vùng phi quân sự.

Vào năm 1981, Israel thông qua một đạo luật chính thức sát nhập khu vực nói trên, thế nhưng không được quốc tế nhìn nhận.

Căng thẳng gia tăng lần nữa vào đầu năm 2011, khi có cuộc nổi dậy chống lại chế độ của Tổng thống Syria, ông Bashar al Assad.

Vào năm đó, trong các cuộc biểu tình đánh dấu việc hình thành quốc gia Israel và cuộc chiến năm 1967, những người tỵ nạn Palestine sống tại Syria đã đổ xô đến giới tuyến ngưng bắn.

Khu vực nầy tiếp tục chứng kiến các cuộc giao tranh cho đến ngày nay.

Được biết có một vài cố gắng để Syria thu hồi lại Golan, trong cuộc hòa đàm giữa Syria và Israel về cao nguyên Golan, thế nhưng đều thất bại.

Syria cho biết họ muốn trở lại đường biên giới trước năm 1967, theo đó họ có quyền xử dụng nước của biển Galilee.

Phía Israel muốn bảo đảm việc kiểm soát nguồn nước và nói rằng, cuộc nội chiến tại Syria cho thấy cần phải giữ vùng nầy như một khu vực trái độn.

Israel cũng lo ngại rằng Iran vốn hậu thuẩn cho ông Bashar Al Assad, qua việc hiện diện trong khu vực nhằm mở cuộc tấn công vào Israel.

Ông Netanyahu cho biết, Israel không có kế hoạch từ bỏ thêm bất cứ vùng lãnh thổ nào.

“Như Israel đã đứng ngẩng cao đầu vào năm 1967, cũng như vào năm 1973, Israel luôn như vậy cho đến nay".

"Chúng tôi giữ vùng cao nguyên và sẽ không bao giờ từ bỏ”, Binyamin Netanyahu.

Lời tuyên bố của ông Trump diễn ra chỉ hơn một năm, sau khi ông nầy phá vỡ sự im lặng của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên với một vấn đề khác, đó là việc ông nầy nhìn nhận thành phố tranh chấp Jerusalem là thủ đô của Israel.
"Chính sách của chính phủ Mỹ và hành động của họ, chẳng có gì khác hơn là tạo thêm nhiều cuộc chiến nữa mà thôi”, Bashar Jaafari.
Ông Netanyahu hiện đối phó với chiến dịch tranh cử khó khăn, cùng với cáo buộc về tham nhũng trước toà án Israel, cho biết ông Trump là người bạn quí báu của Israel.

“Người bạn thân mến của tôi Donald , bạn đã cho thấy sự ủng hộ liên tục quí báu cho Israel, đối với quyền tự vệ của chúng tôi".

"Khi chúng tôi hành xử quyền nầy, quí vị không bao giờ nao núng hay ngần ngại".

"Trong những năm qua, Israel đã được ân sủng khi có nhiều người bạn ngồi tại Phòng Bầu Dục, thế nhưng không có ai tốt hơn là ông Donald Trump”, Binyamin Netanyahu.

Phiá Syria cho biết, hành động của Mỹ là một cuộc tấn công ngang nhiên vào chủ quyền của Syria.

Đại sứ Syria tại Liên hiệp quốc là ông Bashar Jaafari nói rằng, hành động của ông Trump chỉ phá hoại viễn tượng hoà bình mà thôi.

“Việc đó không thay đổi chuyện gì cả, thế nhưng không may chúng ta phải hiểu rằng, chuyện nầy tạo nên mối căng thẳng gia tăng trong quan hệ quốc tế".

"Chính sách của chính phủ Mỹ và hành động của họ, chẳng có gì khác hơn là tạo thêm nhiều cuộc chiến nữa mà thôi”, Bashar Jaafari.

Trong khi đó, Liên hiệp quốc, Nga và Lebannon cũng chỉ trích Hoa kỳ.

Syria nói rằng, họ có quyền chiếm lại cao nguyên Golan qua phương pháp mà họ gọi là, ‘bằng mọi phương cách hợp pháp kể cả bằng vũ lực’.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share