Bắc cực nay cũng bị ô nhiễm

New research indicates microplastics are now infiltrating snow and ice which otherwise appears pristine

New research indicates microplastics are now infiltrating snow and ice which otherwise appears pristine Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà khoa học khám phá tai họa về nạn ô nhiễm trên toàn cầu tại một số nơi xa xôi và nguyên sơ nhất trên thế giới. Họ tìm thấy những phân tử nhựa tí xíu trong lớp nước đá ở Bắc cực có thể đe dọa cho cuộc sống dưới biển và môi trường chung quanh.


Trong cuộc thám hiểm kéo dài 18 ngày với việc phá băng trên đường đi, các nhà khảo cứu dùng trực thăng để đáp xuống những tảng băng nổi, tại vùng Lancaster Sound để lấy mẫu thử nghiệm.

Mọi người đều nghĩ rằng, tại một nơi xa xôi thì nguồn nước sẽ không có các chất nhựa ô nhiễm, vốn đã chế ngự quá nhiều trong các dòng hải lưu trên thế giới.

Thế nhưng những gì toán thám hiểm tìm thấy trong các mẫu vật, khiến cho trưởng đoàn của dự án là Tiến sĩ Brice Loose, cảm thấy kinh ngạc thực sự.

“Hóa ra có nhiều nhựa mà quí vị có thể nhìn bằng mắt thường và cũng thấy các hạt và sợi, cùng các sợi tơ ở dưới đáy bình chứa".

"Chúng ta thấy các loại nhựa đủ màu, lớn nhỏ khác nhau, ngay cả chúng ta biết được về dòng chuyển động của nhựa trong nước đá và chúng có mặt khắp nơi".

"Đối với chúng ta đó là một cú đấm vào bụng, khi chứng kiến những gì được xem là một khối nước đá bình thường trong một môi trường xinh đẹp và nguyên sơ, thế nhưng lại kinh ngạc khi vật liệu nầy hoàn toàn xa lạ với môi trường tại đây”, Brice Loose.

Một nhà nghiên cứu khác là bà Alessandra D’Angelo thuộc đại học Rhode Island nói rằng, việc khám phá không thể đánh giá thấp được.

“Chúng ta có thể xem xét các khối nước đá từ rất nhiều năm qua, từ năm đầu tiên tại quần đảo Canada ở Bắc cực".

"Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta có thể cho mọi người thấy, sự có mặt của những phân tử nhựa nhỏ xíu tại vùng nầy”, Alessandra D'Angelo.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, các mẫu nước đá có lẽ đã trôi giạt đến Lancaster Sound, từ những vùng trung tâm của Bắc cực.

Nó nêu bật vấn đề chất thải toàn cầu trầm trọng và hiện diện khắp nơi như thế nào, với Liên hiệp quốc ước lượng có 100 tấn plastic đã đổ xuống các đại dương.

Các loại nhựa thu thập được, hiện được phân tích sâu xa hơn về những thiệt hại mà chúng có thể gây ra cho môi trường, cũng như các loài chim, cá và những con vật có vú lớn như cá voi nữa.

Những gì khiến cho việc khám phá của Mỹ gây quan ngại sâu xa hơn, khi nó trùng hợp với một cuộc nghiên cứu của Âu châu tại vùng Bắc cực thuộc Na Uy, theo đó tìm thấy các phân tử nhựa rơi xuống cùng với tuyết từ trên bầu trời.
“Tôi có mặt tại đây để cho thấy các loại tuyết tinh khiết và trong sạch cùng các con chó trong thiên nhiên tại vùng Bắc cực, đó là những gì tôi hy vọng sẽ theo đuổi thực hiện trong quãng đời còn lại của mình và nếu mọi chuyện xảy ra theo cách nầy, thì tôi sẽ không làm chi được”, Melanie Bergmann.
Các khoa học gia hết sức kinh ngạc với con số các phân tử được tìm thấy, đó là 10 ngàn phân tử trong một lít nước lấy được từ băng giá ở Bắc cực.

Các nhà nghiên cứu thu thập các mẫu vật từ quần đảo Svalbard, bằng cách dùng một một cái muỗng và phân tích chúng tại một phòng thí nghiệm ở Đức.

Khoa học gia trưởng, tiến sĩ Melanie Bergmann cho biết bà hy vọng sẽ tìm ra một số ô nhiễm, thế nhưng không nhiều như thế nầy.

“Tôi nghĩ, chúng ta không hành sử với hành tinh của chúng ta, theo một cách thức có suy nghĩ một cách căn bản".

"Chúng ta chỉ che đậy mọi chuyện với vẻ hào nháng bên ngoài, chúng ta sử dụng quá nhiều cao su mà chúng ta cũng tìm thấy các mẫu vật trong không khí và chúng ta cũng chẳng buồn nghĩ đến những gì đang xảy ra trong môi trường của chúng ta”, Melanie Bergmann.

Tiến sĩ Bergmann nói chuyện với đài BBC, trong lúc đài nầy cũng phỏng vấn những người hướng dẫn du lịch, trên các chiếc xe do chó kéo ở vùng đỉnh Bắc cực, với những lo âu về môi trường, khi họ làm việc tại vùng nầy.

“Tôi có mặt tại đây để cho thấy các loại tuyết tinh khiết và trong sạch cùng các con chó trong thiên nhiên tại vùng Bắc cực, đó là những gì tôi hy vọng sẽ theo đuổi thực hiện trong quãng đời còn lại của mình và nếu mọi chuyện xảy ra theo cách nầy, thì tôi sẽ không làm chi được”, Melanie Bergmann.

“Khi tôi nghe chuyện đó, tim tôi bỗng đập mạnh rồi tôi ứa nước mắt, tôi cảm thấy hết sức khủng khiếp. Đó không phải là một tin tức tốt lành, thế nhưng chúng ta không thể bỏ qua, chúng ta phải bắt đầu chiến đấu chống lại việc nầy nhưng chúng ta sẽ làm gì?”.

“Đó chẳng phải là điều gây ngạc nhiên mà chỉ khiến quí vị thực sự buồn bã mà thôi”.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share