Nuôi con ở Úc: Con cái trở thành “ngựa chiến” trong cuộc đua vào trường tuyển của cha mẹ

Suzanne Cory High School students

Suzanne Cory High School students Source: Herald Sun

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nếu cha mẹ quyết tâm đầu tư, nhận được sự đồng thuận và khả năng sẵn có của con cái, thì kết quả thật sự tuyệt vời. Nhưng nếu cha mẹ và con cái không đồng thuận, đó có thể là bi kịch, khi cuộc thi vào trường tuyển bị coi là “cuộc chiến sinh tử”, con đường duy nhất để thành công, mất danh dự của gia đình và con đã phụ kỳ vọng của cha mẹ. Đừng buộc con cái trở thành một giai cấp mà quý vị không phải là thành viên…


Như mọi bậc phụ huynh gốc Việt, luật sư Đức Minh, một người cha có hai cô con gái sống tại Sydney, chia sẻ ông cũng ấp ủ “giấc mơ theo đuổi con đường học vấn” cho hai cô con gái của mình. Tuy nhiên khác biệt trong suy nghĩ của ông là “học vì con thích học, chứ không phải để đổi đời”. 

Sống tại Úc hơn 30 năm, luật sư Đức Minh chứng kiến “cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết” của các bậc cha mẹ Á Châu tại những lớp dạy kèm, với ước mong  con mình - cá chép sẽ vượt vũ môn, lận lưng được một chiếc ghế tại trường tuyển (selective school).

Giấc mơ vào trường tuyển bằng mọi giá

“Nhiều bậc cha mẹ làm việc quên mình, để con được tận hưởng một nền giáo dục tốt nhất tại Úc. Đó là điều may mắn và đáng quý cho thế hệ trẻ Việt Nam tại Úc. Một trong những con đường mà cha mẹ gốc Việt cho là bảo đảm nhất để con có thể theo đuổi nghiệp luật sư, kỹ sư, bác sĩ là vào được những ngôi trường tuyển, nơi đào tạo những học sinh xuất sắc”, luật sư Đức Minh nói với SBS.

Sau nhiều năm trăn trở và lắng nghe nguyện vọng của con, luật sư Đức Minh lựa chọn trường trung học công giáo như nơi gửi gắm ước mơ của con mình:

“Sự thật là không phải tất cả các học sinh của những ngôi trường tuyển đều có kết quả học tập tốt. Mặc dù để được vào trường tuyển không hề dễ dàng. Mỗi trường tuyển đều có các bài kiểm tra gắt gao để tuyển chọn những học sinh giỏi toàn diện vào ngôi trường của mình”.

Điều khác biệt ở trường tuyển, là quy trình đào tạo những chú “gà chọi” để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi, như thi vào đại học hay tốt nghiệp phổ thông. Việc này khác với các trường khác là dạy kiến thức tổng quát cho học sinh.

“Tại trường tuyển, kiến thức và trình độ chung của học sinh được công nhận một cách dĩ nhiên. Từ đó, trường đào những kỹ thuật nâng cao để làm một bài thi đạt điểm số cao nhất.
Điều khác biệt ở trường tuyển, là quy trình đào tạo những chú “gà chọi” để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi, như thi vào đại học hay tốt nghiệp phổ thông. Việc này khác với các trường khác là dạy kiến thức tổng quát cho học sinh.
Các trường công chú trọng vào việc học sinh đạt được trình độ tối thiểu mà Bộ giáo dục quy định, ở mức giáo dục phổ thông. Điểm C có thể là đạt tiêu chuẩn. Nhưng cha mẹ Việt thấy con nhận điểm B và C thì vô cùng lo lắng cho tương lai”.

LS Đức Minh chia sẻ thêm: “Các trường công vẫn có những học sinh ưu tú tốp đầu vào các trường đại học xuất sắc, nhưng những ngôi trường tư - nơi cha mẹ phải đóng 40,000 đến 50,000 đô la mỗi năm vẫn có những học sinh không đạt được mức điểm tương tối để vào được ngôi trường mong muốn.”

Vấn đề vào trường tuyển hay trường tư không phải vấn đề. Vấn đề là ở sức học và nguyện vọng của con mình. Nếu con ham học, có tố chất, cha mẹ có thể bồi dưỡng thêm bằng cách cho con học kèm những môn học sẽ tham gia thi tuyển.
Hai cô con gái của luật sư Đức Minh
Hai cô con gái của luật sư Đức Minh Source: Supplied
Mac Roberson Girl High school, Melbourne High school, North Sydney Girls High School hay North Sydney Boys High School là những ngôi trường “đầu đen”, một cách ví von trong cộng đồng về số lượng áp đảo của học sinh gốc Á Châu. Con số 80% - 90% học sinh gốc Á tại đây khiến nhiều bậc phụ huynh Úc từ bỏ ý định cho con cái thi vào những ngôi trường này.

Điều này chứng minh cho lý do vì sao các em học sinh người Việt và người Hoa cũng là “đối tượng” thường được bắt gặp ở các “lò luyện thi”, các lớp dạy kèm.

Nếu cha mẹ quyết tâm đầu tư, nhận được sự đồng thuận và khả năng sẵn có của con cái, thì kết quả thật sự tuyệt vời. Nhưng nếu cha mẹ và con cái không đồng thuận, đó có thể là bi kịch, khi cuộc thi vào trường tuyển bị coi là “cuộc chiến sinh tử”, con đường duy nhất để thành công, mất danh dự của gia đình và con đã phụ kỳ vọng của cha mẹ.

LS Đức Minh chia sẻ: “Tôi theo dõi kết quả hàng năm từ các trường tuyển và nhận ra rằng không phải trường tuyển nào cũng vượt mặt được các trường tư, trường công hay thiên chúa giáo về số học sinh đạt điểm cao để vào được những trường đại học tốt”.

Cha mẹ Úc nghĩ gì

Nếu con bạn học giỏi, thông minh, tự khắc con bạn sẽ đạt được kết quả mà chúng mong muốn, bởi đây là xã hội cho phép cơ hội công bằng với tất cả mọi người.

Họ quan niệm rằng trong thời gian đi học, các con chỉ cần đạt được yêu cầu mà Bộ giáo dục quy định. Con cần phải học những kỹ năng khác quan trọng hơn trong cuộc đời, ngoài toán và tiếng Anh.

Họ chú trọng phát triển con cái toàn diện trong các lĩnh vực thể thao, âm nhạc, đức tin, khả năng tư duy, lý luận và phản biện.

Trường học nên là sân chơi, hơn là nơi con gánh nặng trách nhiệm để làm vừa lòng cha mẹ.

Con được chơi và phát triển tự nhiên. Nếu trẻ thật sự ưu tú, giáo viên sẽ đề nghị với phụ huynh bồi dưỡng cho con vào trường tuyển.

Một đứa trẻ học giỏi sẽ thể hiện xuất sắc ở bất cứ môi trường nào.
Trường học nên là sân chơi, hơn là nơi con gánh nặng trách nhiệm để làm vừa lòng cha mẹ.
Trường học nên là sân chơi, hơn là nơi con gánh nặng trách nhiệm để làm vừa lòng cha mẹ. Source: Getty
Khi con học những gì con thích, con học vì con, chứ không vì cha mẹ. Con tự quyết định con đường của mình, cha mẹ chỉ giữ vai trò tư vấn.

Với những so sánh trên, luật sư Đức Minh phân tích với SBS: “Kết quả dễ dàng thấy là người Việt thường yên phận với nghề nghiệp của mình, nhưng lại ít cống hiến cho xã hội.

Học sinh Úc chính mạch không học kèm dữ dội như học sinh Á Châu, nhưng họ vẫn thành công và giữ những chức vụ quan trọng, đóng góp mạnh mẽ cho xã hội, giữ cương vị dẫn đầu so với học sinh “đầu đen” sau khi ra trường.

Người Việt Nam chúng ta có thể kiếm được một việc làm tốt, với mức lương hấp dẫn, và cuộc đời của các em chấm dứt ở nấc thang này. Tuy nhiên các em lại thiếu sự đóng góp và dấn thân vào xã hội.

Mặc dù kết quả học tập có thể không cao, nhưng các em học sinh Úc chính mạch thường xuất sắc trong lĩnh vực ứng dụng kiến thức để xây dựng và phát triển xã hội, vốn là điều mà các em học sinh Á Châu thường thua kém bạn bè”, luật sư Đức Minh chia sẻ.
Học sinh Úc chính mạch không học kèm dữ dội như học sinh Á Châu, nhưng họ vẫn thành công và giữ những chức vụ quan trọng, đóng góp mạnh mẽ cho xã hội, giữ cương vị dẫn đầu so với học sinh “đầu đen” sau khi ra trường.
Công thức “Vào trường tuyển = học giỏi = kiếm được công việc hái ra tiền = Tương lai chấm dứt ở đây” được luật sư Đức Minh nêu ra như một khuyết điểm trầm trọng trong phương hướng giáo dục của cha mẹ Việt, nếu chúng ta xem xét cách giáo dục con người thành một cá nhân cống hiến cho xã hội một cách toàn diện.

Để thi đậu vào trường tuyển, trong thực tế các em phải thực tập làm các bài thi mẫu càng nhiều càng tốt, trả lời được những câu hỏi phức tạp trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, hầu hết các “gà chọi” đều phải dành nhiều thời gian trong các lò luyện thi để học hỏi kỹ thuật làm bài trong thời gian nhất định. Ngoài ra, nhà trường sẽ có buổi phỏng vấn với cả học sinh và phụ huynh, đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Cha mẹ chim sẻ, con có thể thành phượng hoàng

Tư duy cho con sống ở những khu thượng lưu, những ngôi trường danh giá để con được ảnh hưởng từ bạn bè và gia nhập vào giới tinh hoa Úc tồn tại trong suy nghĩ của một số cha mẹ Châu Á.

Luật sư Đức Minh cho rằng đó là một suy nghĩ hoàn toàn đúng, nhưng cần cân nhắc.

“Nếu con học trong một môi trường danh giá, thì những người bạn học của con bây giờ sẽ là những người giữ vị trí quan trọng trong xã hội sau này. Sự quen biết dẫn đến nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Nhưng vấn đề là con có khả năng hay không? Một ngôi trường tinh hoa sẽ có những dân biểu, nghị sĩ, thủ tướng Úc trong tương lai, nhưng liệu con quý vị có thật sự muốn tham gia chính trường và hòa nhập tốt vào môi trường này hay không?
Cha mẹ Úc chú trọng phát triển con cái toàn diện trong các lĩnh vực thể thao, âm nhạc, đức tin, khả năng tư duy, lý luận và phản biện.
Cha mẹ Úc chú trọng phát triển con cái toàn diện trong các lĩnh vực thể thao, âm nhạc, đức tin, khả năng tư duy, lý luận và phản biện. Source: Pixabay
Có nhiều người bỏ số tiền đắt đỏ, đưa con vào những ngôi trường ở North Sydney. Con thì bơi, chơi vơi, chới với trong trường, không hề sung sướng, cha mẹ mang gánh nặng về tài chính.

Người Úc có câu “You can buy a house but not a neighbor “ có nghĩa là “Qúy vị có thể mua được căn nhà, nhưng không vì thế trở thành quý tộc được”, hay “Do not put your children into a class that they do not belong to” có nghĩa là “Đừng buộc con cái trở thành một giai cấp mà quý vị không phải là thành viên”, luật sư Đức Minh nói với SBS.

Nhiều học sinh thay vì càm thấy tự hào khi được học ở trường danh tiếng, lại cảm thấy áp lực, bị cô lập kinh khủng để theo kịp bạn bè cùng lớp – những trẻ nhà giàu thường xuyên được du lịch xa hoa, có cha mẹ thuộc giới tinh hoa, đóng góp cho xã hội, thành công và giàu có. Trong khi các em lại hoàn toàn dễ chịu khi được hòa mình trong môi trường đa văn hóa, có những bạn bè cùng hoàn cảnh của mình. Thay vì có thể tung cánh, các con có thể gãy cánh khi bị đẩy vào sai môi trường.
Qúy vị có thể mua được căn nhà, nhưng không vì thế trở thành quý tộc được.
Một ví dụ có thể thấy là gia đình của nghệ sĩ Anh Đỗ, Khoa đỗ. Trong khi cha mẹ đều hướng con cái vào con đường học thuật thành luật sư bác sĩ, nhưng họ lại thành công trong lĩnh vực giải trí. Họ rõ ràng thưởng thức một cuộc đời thú vị hơn nhiều, so với việc ngồi trong phòng khám cầm ống nghe, hoặc là một chuyên viên kế toán ngập mặt trong hàng đống giấy tờ.

LS Đức Mình chia sẻ: “Hãy lắng nghe con muốn gì, khả năng của con ra sao. Đừng ép con học quá nhiều, tặng cho con món quà âm nhạc, cùng con tham gia vào các buổi thi đấu thể thao, và cổ võ con đi thật nhiều nơi, trải nghiệm cuộc sống.

Con biết mình cần gì, và phải làm gì để thực hiện được ước mơ của chính mình. Đó mới thật sự là thành công của cha mẹ”.

Share