Nuôi con ở Úc (31) Tham vọng của cha mẹ, bi kịch của con

Tham vọng của cha mẹ, bi kịch của con

Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tâm lý so sánh con cái thường tồn tại trong suy nghĩ của cha mẹ Việt. Khi con nhỏ, cha mẹ so sánh cân nặng của con mình với con hàng xóm. Con lớn lên một chút, cha mẹ so sánh học lực của con với bạn bè. Con tốt nghiệp, cha mẹ tiếp tục so sánh điểm VCE (Victorian Certificate of Education), HSC (The Higher School Certificate) của con với người quen. Con đi làm, lương bổng của con tiếp tục được đem so sánh với người đời. Con lập gia đình, bài ca so sánh, vợ của con, chồng của con không bằng nhà người khác vẫn tiếp diễn…


Chị Phương Phan, nhân viên tư vấn cộng đồng từ Sydney cho SBS biết trong quá trình tham vấn với nhiều khách hàng người Việt, chị nhận ra đây là tâm lý chung ở các bậc phụ huynh Việt Nam.

Nhiều người luôn cho rằng người lớn bận rộn với công việc, tiền nong… mới phải chịu những áp lực, còn trẻ con thì không. Bởi đơn giản chúng chỉ ăn, học và chơi thì lấy đâu ra áp lực. Đây  là sai lầm của nhiều bậc cha mẹ. Trẻ chịu nhiều áp lực khác nhau ở từng độ tuổi.

Sự “lệch pha” trong tâm lý, lứa tuổi và mối quan tâm giữa cha mẹ và con cái dẫn tới việc không thấu hiểu nhau, khiến cha mẹ có động thái áp đặt, so sánh hay chì chiết khi con không được như mong đợi.

Cha mẹ Việt đôi khi hình thành “bức tường” với con cái, tạo ra khoảng cách vô hình bởi sự kỳ vọng quá lớn. Điều này khiến trẻ không gần gũi với cha mẹ, bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý.

Nhiều cha mẹ có thể phản biện rằng “phải kỳ vọng con, đặt hy vọng thì con mới có động lực để tiến bộ. Nếu cha mẹ cứ sao cũng được thì con sẽ không thành công”. Làm sao để cân bằng giữa kỳ vọng của cha mẹ và thực lực của con?

Các cha mẹ thường có tâm lý vừa muốn con cái thương yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình. Làm sao để tìm tiếng nói chung trong quá trình dạy con?
Bà Phương Phan, chuyên viên tư vấn cộng đồng (Sydney)
Bà Phương Phan, chuyên viên tư vấn cộng đồng Source: Supplied
Mời quý vị thính giả cùng nghe chuyên viên tư vấn cộng đồng Phương Phan từ Sydney trao đổi về chủ đề thú vị này trong phần audio.



Share