Nuôi con ở Úc: Nghỉ học tránh dịch, con giỏi và tự chủ hơn

Bé Subi (6 tuổi, Sydney) vẫn theo học các chương trình của trường, với sự hướng dẫn của mẹ.

Bé Subi (6 tuổi, Sydney) vẫn theo học các chương trình của trường, với sự hướng dẫn của mẹ. Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cơ hội để cả gia đình sống chậm lại, cả nhà kết nối với nhau, mẹ trở thành hiệu trưởng của trường “home school”, con biết nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và tự chủ trong việc học.


Giữ thái độ lạc quan, giải thích cho con hiểu vì sao con phải nghỉ học

Với nhiều cha mẹ Úc, việc cho con nghỉ học ở nhà trong dịch bệnh coronavirus là một giải pháp an toàn. Mặc dù nhiều chính phủ tiểu bang vẫn chưa đưa ra biện pháp đóng cửa trường học vào thời điểm hiện tại, nhưng nhiều cha mẹ đã quyết định giữ con tại nhà và giáo dục con theo phương pháp “home-school”.

Việc phải liên tục ở nhà với con trong nhiều tuần liền có thể là một thử thách với nhiều bậc phụ huynh, nhưng với Đoàn Phạm Hà Trang, một mẹ Việt đang sống ở Sydney, đây là một cơ hội với cả gia đình.

Cô chọn thái độ lạc quan khi đối diện với viễn cảnh cha mẹ phải làm việc tại nhà và hướng dẫn con tự học trong những tháng sắp tới.

“Bệnh dịch là điều không ai mong muốn. Phải nghỉ học, nghỉ làm chắc chắn là bố mẹ và các con đều gặp phải nhiều điều bất tiện. Nhưng Trang nghĩ trong rủi luôn có may, trong nguy luôn có cơ. Đây là cơ hội để cả gia đình sống chậm lại một chút, là cơ hội để cả nhà kết nối hơn với nhau”, Hà Trang chia sẻ với SBS.

Đối với con

Các con có thêm thời gian bên bố mẹ, thay vì chỉ gặp bố mẹ một khoảng ít ỏi sau khi bố mẹ tan làm lúc cuối chiều đến khi đi ngủ. Đây cũng là cơ hội để các con học thêm nhiều kỹ năng mới như nấu cơm, rửa bát, lau nhà…

Với gia đình Hà Trang thì còn là có thêm thời gian dành cho Tiếng Việt.
Đây là cơ hội để bố mẹ hiểu thêm những tâm tư của con, mà có khi vì ngày thường bận rộn đã bỏ lỡ. Nhân dịp này bố mẹ dạy cho con thêm kỹ năng cuộc sống: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhà, củng cố cho con kỹ năng chủ động trong việc học.
Nhưng trước khi làm tất cả những việc ấy thì ngay từ khi mới biết tin về bệnh dịch, Hà Trang đã giải thích để các con hiểu thế nào là COVID-19, củng cố và không ngừng giúp các con khắc ghi về việc giữ gìn vệ sinh và tự phòng tránh bệnh bằng việc ăn ngủ điều độ, rửa tay, vận động tăng thể chất, giữ khoảng cách nhất định khi nói chuyện với người xung quanh.
Đồng thời cũng giải thích với các con về việc có thể trường sẽ cho nghỉ học để bảo đảm sức khỏe cho con, cho các bạn và cho các thầy cô. Người ta chỉ hoang mang khi người ta bị động. Khi đã chủ động thì các con sẽ tiếp nhận dễ dàng.

Đối với bố mẹ

Bố mẹ được thay đổi guồng quay của cuộc sống thường nhật, có thêm nhiều thời gian dành cho các con và người bạn đời của mình.

Đây là cơ hội để  bố mẹ hiểu thêm những tâm tư của con, mà có khi vì ngày thường bận rộn đã bỏ lỡ.

Nhân dịp này bố mẹ dạy cho con thêm kỹ năng cuộc sống: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhà, củng cố cho con kỹ năng chủ động trong việc học.

Quãng thời gian này cũng chính là thử thách kỹ năng làm cha mẹ của các bậc phụ huynh.

Đối với cả gia đình

Dịch bệnh cũng là một lời nhắc nhở với cả gia đình về thái độ đối với cuộc sống, giúp chúng ta trân quý và tranh thủ sống có ý nghĩa từng phút giây cùng nhau.

Đây cũng là một cơ hội tốt để dạy trẻ em, đặc biệt là những trẻ lớn hơn một chút về sự không chắc chắn trong cuộc sống và làm thế nào chúng ta đối phó với hoàn cảnh khủng hoảng, không biết điều gì sẽ xảy ra để vượt qua khó khăn, trước khi cuộc sống quay trở lại như xưa.

Thay vì giữ thái độ bảo vệ con cái quá mức, và không giải thích với con những điều đang diễn ra xung quanh, Hà Trang chia sẻ cô hướng dẫn cho con vì sao mọi người lại tích trữ quá mức, phải hạn chế giao tiếp với những người xunh quanh và lựa chọn thái độ ứng xử phù hợp trước thời cuộc.
Giữ cho con thói quen sinh hoạt như ở trường

Nhiều cha mẹ không biết sẽ làm gì cùng con trong suốt 24 tiếng đồng hồ ở nhà, khi các nơi công cộng và sinh hoạt tại Úc như thư viện, hồ bơi, lễ hội dều đóng cửa.

Hai con trai của Hà Trang là SuBi (6 tuổi) và SuBo (2,5 tuổi). Với hai độ tuổi khác nhau này, Hà Trang khéo léo thiết kế một thời gian biểu phù hợp cho các con tại nhà.

Hà Trang chia sẻ với SBS việc có một thời gian biểu giúp trẻ không cảm thấy lo lắng và có thể chủ động trong việc chơi và học. Hà Trang cũng khuyến khích con trai lớn cùng mẹ tham gia vào việc lên lịch sinh hoạt.

“Thật ra, mình nghĩ với các bố mẹ ở Việt Nam thì có thể hơi khó khăn một chút, chứ các bố mẹ ở Úc đều đã được làm quen với việc thi thoảng ở nhà với con trong các kỳ nghỉ học kỳ.

Lần này có hơi khác là thay vì thi thoảng bố mẹ đưa con đi đâu đó chơi thì đều ở nhà.
Dịch bệnh cũng là một lời nhắc nhở với cả gia đình về thái độ đối với cuộc sống, giúp chúng ta trân quý và tranh thủ sống có ý nghĩa từng phút giây.
Vậy thì, mình lên một thời gian biểu trong đó có chi tiết việc cần làm và giờ làm cho từng việc. Mình cũng biến nhà thành trường để các con ở nhà vẫn như đi học.

Hai bạn nhà Trang, một bạn 6 tuổi, một bạn 2.5 tuổi. Tuy là hai độ tuổi khác nhau nhưng khung sinh hoạt chung là như nhau. Mình dựa trên khung chung đó rồi triển khai từng đầu việc theo độ tuổi của mỗi con.

Vẫn có giờ morning tea, afternoon tea, có giờ đọc sách, giờ nghe nhạc, thời gian giải lao vận động dưới vườn.

Với SuBi, ngoài học bài theo như các kỹ năng trên lớp như Toán, tiếng Anh (đọc, viết), mình bổ sung thêm học tiếng Việt, làm thí nghiệm.

Khi đã có thời gian biểu cụ thể thì cả gia đình đều chủ động. Các con ở nhà sẽ không thấy nhàm chán, mà vẫn duy trì được thói quen như đi học, để khi hết dịch các con trở lại trường không bị lạ lẫm”, Hà Trang nói với SBS.

Cha mẹ hãy sáng tạo, lồng ghép học mà chơi, chơi mà học

Một thời gian biểu của SuBi (6 tuổi) bao gồm giờ đọc sách, viết tiếng Việt, morning tea, vẽ và chú thích tranh theo chủ đề mẹ cho (học hỏi tính sáng tạo và kỹ năng viết), làm worksheet, cùng mẹ vào bếp chuẩn bị cơm (rèn luyện kỹ năng làm việc nhà). Sau bữa trưa SuBo (2 tuổi) đi ngủ, SuBi sẽ chơi tự do dưới sân, viết đoạn văn hoặc sáng tác truyện (học kỹ năng viết), afternoon tea, xuống sân thể thao.

Cuối tuần cả nhà bên nhau, mẹ có thể cùng con vào bếp làm bánh, uống trà. Với những hạn chế giáo tiếp xã hội tại Úc, dù không ra ngoài được nhưng cả nhà vẫn có thể thưởng thức một bữa ăn theo kiểu nhà hàng hoặc tiệc trà ngay trong nhà.

Để con giữ sự hứng thú với việc học, cách các mẹ đưa công việc đến với con như thế nào rất quan trọng.

"Bài tập các mẹ đưa cho các con nếu thú vị, học dưới hình thức chơi các con sẽ rất hào hứng. Ví dụ như kỳ này Subi học về “không gian”, mình có thể cho con nghe những bài hát về chủ đề đó, sau đó con sẽ thử kể cho mẹ về các hành tinh, đặc điểm các hành tinh. Đấy chính là học và đấy cũng chính là chơi.

Khi giúp con làm quen với việc nhà, cách các mẹ động viên các con khi các con ở nhà làm được nhiều việc tốt, chính là động lực để các con thấy hứng thú”, Hà Trang nói với SBS.

Khi cha mẹ chủ động tạo một môi trường vui vẻ, hứng khởi với các hoạt động sáng tạo, con sẽ không ngồi hàng giờ trước iPad hay TV.

Mời quý vị nghe phần phỏng vấn với khách mời Hà Trang trong phần audio.

Share