Nhiều sinh viên quốc tế bị kỳ thị trong thời gian đại dịch

The coronavirus has had a negative impact on international students

The coronavirus has had a negative impact on international students Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc khảo sát mới với hơn 6 ngàn sinh viên quốc tế tại Úc tìm thấy nhiều người bị kỳ thị chủng tộc do kết quả của COVID-19. Trận đại dịch cũng khiến cho họ phải sống vất vả hơn và đa số mất việc, cũng như lo sợ không nơi cư trú nữa.


Cô Toolsika Rawoah bắt đầu việc học tại Melbourne hổi tháng 3 năm rồi.

Cô sinh viên 21 tuổi nầy sắp sửa theo khóa học về tư pháp hình sự trong 3 năm tại Victoria và hy vọng cho tương lai tươi sáng.

“Đến từ một quốc gia hải đảo nhỏ bé như Mauritus để đến một nước rộng lớn như Úc, khiến tôi choáng ngợp về nền văn hóa tại xứ sở này, thế nhưng may mắn tôi có thể nhận được sự trợ giúp thực phẩm từ nhiều người xa lạ”.Toolsika Rawoah

Thế nhưng cô cho biết mọi thứ thay đổi khi COVID-19 giáng đến.

“Có lần tôi đi đến một tiệm tạp hóa và một người đàn ông lạ nói chuyện với tôi và ông ta nói ‘ồ, cô làm gì ở đây, hãy trở về xứ sở của cô đi’, đại loại là như thế”, Toolsika Rawoah.

Câu chuyện của cô không phải là duy nhất.

Ray Jenkins đến từ Nữu Ước và sống tại Úc trong 5 năm.

Sinh viên nầy hoàn tất bằng Cử Nhân Quan hệ Quốc tế tại đại học La Trobe và nay cũng xong bằng Cao Học về Phát triển Quốc tế tại đại học Monash.

Anh nầy 23 tuổi rất bất mãn về vụ kỳ thị mới đây mà anh đã trải qua.

“Chỉ mới hôm qua, khi tôi đi shopping tại Coles và tôi bị một nhân viên an ninh theo dõi từng lối đi trong siêu thị, bởi vì tôi quen với chuyện nầy hồi bên xứ cuả mình, vì vậy tôi thấy chuyện nầy lại xảy ra ở đây quả là sốc".

"Nó gây kinh ngạc là vì quí vị gặp gỡ mọi người và quí vị nghĩ biết rõ văn hóa của họ, biết mình được chấp nhận trong tinh thần cởi mở".

"Rồi khi mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, quí vị hy vọng họ vẫn có mặt ở đó thế nhưng tính tình lại khác biệt, họ hoàn toàn khác rồi”, Ray Jenkins.

Một cuộc khảo sát mới do Sáng kiến Công bằng cho Công nhân Di Dân tham khảo hơn 6 ngàn sinh viên quốc tế tìm thấy, có gần 1 phần 4 hay 23 phần trăm đã trải qua những vụ mắng chửi kỳ thị, trong thời gian đại dịch và 25 phần trăm nói rằng, mọi người nên lánh xa vì dáng vẻ bề ngoài của họ.

Phó Giáo sư Laurie Berg là đồng tác giả bản phúc trình.

“Dường như là đại dịch đã thổi mạnh chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc trước đây trong cộng đồng và những di dân tạm thời hiện gánh chịu hậu quả đó".

"1500 vụ việc mang tính chất bài ngoại, trong đó họ bị đối xử như là họ mang COVID-19 đến Úc, do dáng dấp Á Châu và một số còn mô tả những vụ tấn công kỳ thị bằng vũ lực nữa”, Laurie Berg.

Cuộc nghiên cứu thực hiện hồi tháng 7 cũng tiết lộ về những khó khăn tài chính thêm nữa của họ.

Có 70 phần trăm mất việc và 32 phần trăm không thể dựa vào gia đình để gởi tiền qua.

Gần phân nửa hay 48 phần trăm không thể trả tiền thuê nhà, 42 phần trăm lo sợ lâm vào tình trạng vô gia cư và hơn 1 phần 4 hay 28 phần trăm không có tiền mua thức ăn.
“Hãy giữ cho nước Úc có thái độ chào mừng như trước kia”, Toolsika.
Cũng không ngạc nhiên khi có 1 phần 3 hay 33 phần trăm những người được hỏi bị buộc phải nhờ đến các hỗ trợ khẩn cấp và những tổ chức từ thiện để sống sót.

Thế nhưng tệ hại hơn là có hơn phân nửa hay 57 phần trăm lo sợ tình trạng tài chính của họ lâm vào bế tắc trong năm nay, với 1 phần 3 hay 35 phần trăm cho rằng họ hết tiền vào tháng tới.

Ngoài chuyện bị kỳ thị, cô Toolsika mất việc và không thể lệ thuộc vào gia đình, vì đại dịch cũng ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của họ nữa.

“Cũng có những nhận thức cho rằng sinh viên ngoại quốc là rất giàu, thế nhưng không phải như vậy đâu, không phải ai cũng giống nhau".

"Chuyện mất việc đã thực sự ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của tôi, nên rất khó để đối phó với chuyện tiền bạc”, Toolsika.

Cho đến tháng 6, có hơn 637 ngàn sinh viên ngoại quốc ở lại nước Úc, một con số sụt giảm từ hơn 758 ngàn người vào tháng chạp năm 2019.

Họ tạo thành 10 phần trăm lực lượng lao động, thế nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng các hỗ trợ xã hội của chính phủ liên bang.

Phó giáo sư Laurie Berg cho rằng, chuyện đó cần phải thay đổi.

“Tôi nghĩ các hậu quả của các chính sách của chính phủ sẽ vượt qua đại dịch và hiện nay là giờ thứ 11 rồi, chính phủ phải nới rộng chuyện trợ cấp lương bổng cho các di dân tạm thời. cuộc khảo sát cho thấy có một tình cảm sâu xa về việc bị loại khỏi xã hội, do hậu quả của việc đối xử của chính phủ vào lúc nầy, hàng ngàn người lên tiếng trong cuộc khảo sát cho thấy sự giận dữ và bất mãn của họ với chính sách của chính phủ".

"Hàng trăm người đặc biệt lưu ý thông điệp của Thủ Tướng gởi đến họ, là họ nên trở về xứ”, Laurie Berg.

Còn cô Toolsika có lời kêu gọi đến cộng đồng tại Úc.

“Hãy giữ cho nước Úc có thái độ chào mừng như trước kia”, Toolsika.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share