Lệnh cấm đi lại trên khắp Âu Châu vì lo sợ coronavirus

Normally busy streets in Italy are almost deserted

Normally busy streets in Italy are almost deserted Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phần lớn các nước ở Âu Châu thi hành các biện pháp phòng ngừa thêm nữa để bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của coronavirus tại Ý. Việc Ý phong tỏa toàn bộ nước nầy đã bắt đầu để tránh sự lây nhiễm lan rộng, thế nhưng việc nầy cũng khiến các nước khác ban hành các biện pháp cấm đi lại.


Các đường phố nhộn nhịp thường thấy tại Ý,đã yên tỉnh lạ thường khi cư dân ở trong nhà, để chiến đấu chống lại sự lây lan của coronavirus.

Quốc gia nầy ghi nhận đã có hơn 500 người chết và Âu Châu ra lệnh cấm đi lại do nạn dịch bùng phát tại Ý.

Vào ngày đầu tiên có lệnh nội bất xuất ngoại bất nhập, đường phố tại thành phố ven biển Pescara thuộc tỉnh ở phía đông Abruzzo nay trở thành một cấm địa.

“Nó giống như chúng ta đang có chiến tranh, chúng ta chỉ phải ra ngoài mang khẩu trang, rồi chằ̉ng có ai chung quanh cả, một tình trạng chưa hề có”.

Hầu hết các nhà hàng đóng cửa và nơi nào còn mở cửa phải tuân thủ lệnh giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa các khách hàng.

Tại các cửa hàng, chỉ có 2 người được cho phép vào cùng một lúc.

Cư dân cho biết đây là chuyện xảy ra trong một thời gian, thế nhưng vẫn chưa hề chuẩn bị.

“Các trường hợp gia tăng tại Abruzzo, vì vậy không tránh khỏi, thế nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng, đây là nước Ý mà”.

Ông Tonio Liuzzi là cựu tài xế lái xe đua theo Thể Thức 1 có hai nhà hàng tại Pescara và một tại Milan, tất cả đều đóng cửa.

“Rõ ràng tình hình rất nhiêm trọng vào lúc nầy, tôi nghĩ chúng ta sẽ ở đỉnh điểm của tình trạng bi kịch nầy trong 7 ngày tới”, Tonio Liuzzi.

Còn khách sạn lớn nhất tại Pescara là the Esplanade với 150 phòng, nay chỉ có 2 phòng là có khách.

Ông Alfredo Di Tillio làm việc ở đó trong 27 năm, cho biết chưa bao giờ thấy khách sạn trống rỗng như vậy.

“Quả là một ác mộng, một tình thế giả tạo, nếu khó khăn nầy tiếp tục thì đây là nguy cơ lớn lao trong muà hè sắp tới”.

Cũng như hầu hết các vùng ven biển Adriatic, nền kinh tế Pescara phụ thuộc nhiều vào du lịch, thế nhưng vì lệnh bế quan tỏa cảng trùng với đỉnh điểm của mùa du lịch, các tiên đoán có vẻ ảm đạm.

Trong khi các vùng giàu có của Ý ở về phía bắc, có thể cuối cùng sẽ phục hồi, thì ông Tonio Liuzzi nói rằng câu chuyện khác biệt dành cho miền nam.

“Phần khó khăn nhất cho nước Ý sẽ là ¾ còn lại của nước nầy, đặc biệt là ở trung tâm hay phía nam nước Ý sẽ mất thời gian lâu hơn để khởi sự trở lại”.

Trong khi đó Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu là ông Charles Michel hiện đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nước thành viên.

“Chúng ta nhấn mạnh về nhu cầu có một đường lối chung của Âu Châu và sự cộng tác chặt chẽ của Liên Âu".

"Các Bộ Trưởng Y tế và Nội Vụ nên tham khảo hàng ngày, để chắc chắn rằng sự phối hợp thích ứng và một mục tiêu chung với sự hướng dẫn của Âu Châu”, Charles Michel.

Còn quốc gia Malta cũng cấm đi và về từ Ý, trong khi Áo và Serbia cấm những người đến từ Ý.

Thủ tướng Áo là ông Sebastian Kurz cho biết, các thu xếp để đưa người Áo ở Ý về nước.

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là ngăn chận sự lây lan của virus vào xã hội chúng ta. Vì vậy sẽ có lệnh cấm đi lại cho những người muốn ra khỏi nước Ý, ngoại trừ những người có giấy chứng nhận y tế”.

Một du khách ở California là bà Lanita Algeyer hiện viếng thăm Ý và bà không thể dùng bữa tối, sau khi chính phủ Ý ra lệnh các nhà hàng phải đóng cửa về đêm.

“Không có nơi nào để đi ăn cả, quí vị biết họ có tin tức từ hôm qua, thế nhưng đó là tại Ý".

"Tôi chuyển sang tin tức tiếng Anh, thế nhưng cũng chẳng cho tôi biết rằng nhà hàng đóng cửa lúc 6 giờ chiều, vì vậy chẳng có gì ăn cả”, Lanita Algeyer.
"Thế nhưng một lần nữa, tôi nói chuyện với bác sĩ của Tòa Bạch Ốc, một gả rất tuyệt vời, rất giỏi và ông ta nói chẳng có lý do gỉ phải làm như vậy, chẳng có triệu chứng gì cả”, Donald Trump.
Còn phía bắc Macedonia đình hoãn các trường học và đại học trong 2 tuần lễ,

Chính phủ nước nầy cũng khuyến khích một cha mẹ ở nhà để chăm sóc cho trẻ nhỏ trong 2 tuần lễ được hưởng lương đầy đủ.

Serbia loan báo đóng cửa trường học và kiểm soát việc đi lại gắt gao.

Trong khi Âu châu đặt ra nhiều cấm đoán, nhà cầm quyền Anh trấn an dân chúng Anh tiếp tục làm việc, đi lại và giao tiếp xã hội bình thường.

Thị trưởng Luân Đôn Sadiq Khan cho biết, hệ thống giao thông công cộng rất sạch sẽ.

“Khuyến cáo mà chúng tôi nhận được từ Cơ Quan Y Tế Công Cộng Anh Quốc là sử dụng phương tiện di chuyển công cộng là an toàn vào lúc nầy".

"Không có lý do gì để phải thay đổi thói quen đi lại của quí vị cả. Hiện nay phương tiện giao thông công cộng tại Luân Đôn là nơi sạch nhất trên thế giới. Những gì chúng tôi biết, là tăng cường thêm chế độ vệ sinh của chúng ta".

"Vì vậy những gì sử dụng hiện nay là các loại rửa tay khô, quí vị thấy trong các bệnh viện”, Sadiq Khan.

Trong khi đó Bộ Trưởng Y Tế Anh là Nadine Dorries đã thử nghiệm dương tính với COVID 19 và bà tự cách ly theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế,

Còn Tổng Thống Mỹ Donald Trump cũng cảm thấy tự tin và cho rằng ông chưa thử nghiệm với COVID 19.

Chuyện nầy xảy ra bất chấp 2 người thuộc đảng Cộng Hòa đã tiếp xúc với coronavirus trong một hội nghị, rồi sau đó tiếp xúc với Tổng Thống Trump.

“Tôi không nghĩ đó là chuyện lớn ,vì chẳng có lý do gì cả".

"Tôi cảm thấy rất khỏe, rất tốt, thế nhưng tôi đoán đó không hề là chuyện lớn để thử nghiệm và đó là những gì tôi sẽ làm".

"Thế nhưng một lần nữa, tôi nói chuyện với bác sĩ của Tòa Bạch Ốc, một gả rất tuyệt vời, rất giỏi và ông ta nói chẳng có lý do gỉ phải làm như vậy, chẳng có triệu chứng gì cả”, Donald Trump.

Thế nhưng Ngũ Giác Đài xác nhận có 3 quân nhân hiện dịch có nhiễm COVID 19, trong đó có một nhân viên dân sự và một nhà thầu.

Còn Cộng Hoà Dân Chủ Congo cũng xác nhận trường hợp lây nhiễm coronavirus đầu tiên.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share