Ý phong tỏa toàn quốc để ngăn coronavirus

Italian PM Giuseppe Conte announces a total lockdown in Italy

Italian PM Giuseppe Conte announces a total lockdown in Italy Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Ý tuyên bố phong tỏa toàn thể đất nước nầy và cấm mọi cuộc tụ tập công cộng nhằm ngăn chận coronavirus lây nhiễm, trừ các công việc và dịch vụ khẩn cấp.


Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đề ra các biện pháp gắt gao nhằm ngăn chận sự lan truyền của dịch bệnh COVID 19 tại nước nầy.

Ông cho biết mọi người nên ở nhà, trừ khi họ có lý do mạnh mẽ để ra khỏi nhà như đi làm hay đi khám bệnh.

“Quyết định đúng đắn hôm nay là hãy ở nhà".

"Tương lai của chúng ta và tương lai nước Ý hiện ở trong tay chúng ta, vốn chương trình phải có trách nhiệm vào hôm nay hơn bao giờ hết”, Giusepp Conte.

Ông Conte ra lệnh cho các quán rượu, quán cà phê và nhà hàng phải đóng cửa vào lúc tối.

Sinh viên Melis Aktas cũng là người dạy Anh Văn từ Sydney, hiện ở cách Milan 50 kí lô mét thuộc vùng Lombardy bị nạn dịch hoành hành nhất tại Ý.

Cô nầy 27 tuổi cho biết, đầu tiên nghe về nguy cơ của coronavirus, thế nhưng cô không xem chuyện đó là quá quan trọng.

Nay cô cho SBS News biết rằng, cô đã bị cô lập và lo lắng vì không thể ra khỏi nước Ý.

“Vào lúc nầy tình hình lâm vào tình trạng tệ hại nhất".

"Tôi nghĩ họ đã phong tỏa hoàn toàn vùng Lombardy và yôi chắc phải đi Áo, thế nhưng nay không thể thực hiện được nữa".

"Tuần lễ đầu tiên lẽ ra tôi phải đi, nhưng không may lại bị bệnh”, Melis Aktas.

Trường học và đại học tại Ý bị đóng cửa cho đến ngày 3 tháng 4.

Ủy viên Đặc biệt về coronavirus của Ý là ông Angelo Borrelli cho biết, tổng số các ca nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 9 ngàn vụ.

“Có đến 4316 trường hợp nhập viện khi có các triệu chứng, trong đó 10 phần trăm ở trong phòng cấp cứu hoặc ít nghiêm trọng hơn, còn khoảng 3 ngàn người cách ly tại nhà”, Angelo Borrelli.

Nguy cơ của COVID 19 còn gây ra tình trạng hỗn loạn bên trong và bên ngoài nhà tù tại Ý.

Có ít nhất 6 tù nhân chết trong nhà tù ở Milan, trong các vụ nổi loạn và có tin tức tù nhân trốn thoát tại một nhà tù khác ở miền Nam nước Ý.

Đường phố tại thủ đô Rome vắng vẻ và yên lặng một cách kỳ quái, do hậu quả của trận dịch coronavirus.

Với lện phong tỏa mới, cư dân địa phương lo lắng về nền kinh tế, du lịch và hệ thống y tế, họ cho biết chưa hề thấy thủ đô như thế nầy và lo sự những điều tệ hại nhất sẽ xảy đến.

Quãng trường nổi tiếng tại Rome là Piazza del Popolo còn được gọi là Quãng trường Nhân Dân đã thực sự vắng lặng.

Đó là hình ảnh được lập lại trên khắp các trung tâm lịch sử của nước Ý với những địa danh lịch sử không còn thu hút đám đông từ khắp nơi trên thế giới.

“Quả là một khó khăn thực sự cho thành phố, cho nền kinh tế của thành phố nầy”.

Những hậu quả dây chuyền đã xảy ra tức khắc.

Gia đình của ông Raffaello Sasson làm chủ một cửa hiệu quần áo tại thành phố nầy kể từ năm 1970, ông cho biết chưa bao giờ có một thời điểm khó khăn như vậy.

“Chuyện nầy còn tệ hại hơn vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 và vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl cộng lại".

"Đây là tình trạng quả là tệ hại hơn, mà chúng ta đã từng chứng kiến”, Raffaello Sasson.

Còn Da Pietro là một địa danh tại Rome với nhà hành phải đặt chỗ vài tháng trước. ông Francesco Barbuscia cho biết nay điện thoại chỉ reo lên để hủy bỏ cuộc hẹn mà thôi.

“Vâng hai tuần lễ vừa qua quả là một thảm kịch, đây là một trung tâm lịch sử mà chẳng có một du khách nào cả".

"Chúng tôi có mặt tại đây trong 15 năm mà chuyện nầy chưa hề xảy ra”, Franceso Barbuscia.
"Bất cứ quyết định nào ban hành, tôi xin bảo đảm với công chúng và trấn an mọi người là đều được thực hiện trên căn bản khoa học và các bằng chứng”, Leo Varadkar.
Trong khi virus tiếp tục lan truyền, thì các cư dân hiện làm bất cứ chuyện gì để có thể bảo vệ cho họ.

“Quí vị cần làm những gì mà họ cho biết, vì vậy hãy cẩn thận nên ở trong nhà và chỉ ra ngoài khi có mang khẩu trang”.

“Tôi dùng bữa trưa tại một nhà hàng, có một tấm bảng ghi hàng chữ ‘Hãy tránh đến gần nhau’, hay ‘Hãy ngồi cách người khác một mét’.

Thế nhưng trong cơn hoảng loạn, cũng có một vài điều tích cực, cũng ông Raffaello Sasson cho biết.

“Mọi người trên thế giới đều yêu mến đất nước nầy, tôi nghĩ khi mọi chuyện được giải quyết, mực nước biển sẽ giúp đỡ chúng ta bằng cách lại đến Rome, cũng như trở lại nước Ý”, Raffaello Sasson.

Đó là niềm hy vọng mà cả nước Ý đều chia sẻ

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO nói rằng, đây là trận đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được.

Tổng Giám Đốc WHO là bác sĩ Tedros Ghebreyesus [[TED-ross geb-ree-AY-soss]] bình luận về cả 2 trường hợp Trung quốc và Nam hàn đã giảm bớt các trường hợp nhiễm bệnh.

“Qui luật của sự việc là không bao giờ bỏ cuộc, tôi xin lập lại điều đó".

"Chúng ta khích lệ khi nước Ý áp dụng biện pháp cứng rắn để chế ngự dịch bệnh và chúng tôi hy vọng rằng các biện pháp đó tỏ ra hữu hiệu trong những ngày tới”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, Israel áp đặt lệnh cách ly 14 ngày cho bất cứ ai từ ngoại quốc đến, như là một biện pháp đề phòng.

Tại Hoa kỳ, du thuyền Grand Princess cặp bến tại Oakland ở tiểu bang California hôm thứ hai, với 21 trường hợp nhiễm bệnh trên tàu, thế nhưng người ta không rõ có bao nhiêu hành khách được rời khỏi tàu.

Còn chính phủ Ái Nhĩ Lan hủy bỏ cuộc diễn hành hàng năm kỷ niệm thánh Patrick, theo các khuyến cáo y tế.

Thủ tướng nước nầy là ông Leo Varadkar cho biết, các sự kiện nầy dường như chưa hề xảy ra trước đây.

“Chúng ta tại Ái Nhĩ Lan vẫn đang trong giai đoạn ngăn chận dịch bệnh và chúng ta ở trong tình trạng nầy cho đến bao giờ cần thiết, thế nhưng chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn đình hoãn và giảm bớt trong những tuần lễ sắp tới".

"Bất cứ quyết định nào ban hành, tôi xin bảo đảm với công chúng và trấn an mọi người là đều được thực hiện trên căn bản khoa học và các bằng chứng”, Leo Varadkar.

Các con số cho thấy có 4 quốc gia trên thế giới có các ca nhiễm bệnh, chiếm gần 93 phần trăm các trường hợp trên toàn cầu.

Những hạn chế mới của Ý có hiệu lực vào ngày thứ ba.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share