Hội chứng 'baby blues' khác trầm cảm sau sinh thế nào? Làm sao tìm sự giúp đỡ?

Australia Explained - Postnatal Depression

Postnatal depression? How to help yourself and your partner Credit: PonyWang/Getty Images

Nếu bạn sắp sinh hoặc vừa mới sinh con, bạn hoặc người bạn đời có thể trải qua cái gọi là tâm trạng buồn bã khi em bé chào đời. Nhưng điều đó khác với trầm cảm sau sinh, vốn có thể ảnh hưởng đến cả cha và mẹ. Biết sự khác biệt và nơi cung cấp sự hỗ trợ là điều quan trọng đối với hạnh phúc gia đình bạn.


Key Points
  • Trầm cảm sau sinh kéo dài hơn chứng 'baby blues' và biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • 1/5 người mẹ và 1/10 người cha mới có con có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh.
  • Việc điều trị có thể bao gồm liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm và một môi trường hỗ trợ cho những người mới làm cha mẹ có thể phục hồi.
Người ta ước tính rằng cứ 5 người mẹ mới sinh thì có 4 người trải qua cảm giác buồn bã trong những ngày đầu tiên sau khi sinh.

Đó là những cảm giác khó chịu, thường là do thay đổi nội tiết tố và bao gồm tâm trạng lo lắng, chảy nước mắt và khó ngủ. Nhưng tất cả thường trôi qua nhanh mà không cần điều trị y tế.

Nhưng khi các triệu chứng kéo dài hoặc cản trở khả năng hoạt động bình thường của cha mẹ và em bé sơ sinh, họ có thể đang bị trầm cảm sau sinh.

JulieBorninkhof, nhà tâm lý học lâm sàng và Giám đốc điều hành của Tổ chức Lo âu & Trầm cảm Chu sinh Australia (PANDA), cho biết: “Trầm cảm có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, tức là thời kỳ tiền sản hoặc sau khi sinh, sau khi em bé chào đời”.

Các triệu chứng có thể bao gồm tâm trạng xấu đi, không thể tiếp nhận thông tin và tự cách ly với xã hội.

Bà Borninkhof cho biết tình trạng gián đoạn giấc ngủ cũng rất phổ biến.

“Ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ giấc, không thể ăn uống như bình thường, tất cả đều bị xáo trộn giống như bị trầm cảm vào bất kỳ thời điểm nào trong đời.”
Australia Explained - Postnatal Depression
Bà Borninkhof giải thích: Những người đã từng bị trầm cảm có nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm chu sinh hơn. Triệu chứng lo âu và trầm cảm xảy ra cùng lúc cũng rất phổ biến. Credit: SDI Productions/Getty Images
Bà Borninkhof nêu ra một số yếu tố nguy cơ gây trầm cảm chu sinh.

“Chúng tôi biết rằng những người có tiền sử gia đình có thể có nguy cơ cao hơn. Và những người từng trải qua chấn thương tâm lý nặng nề cũng có nguy cơ bị trầm cảm hoặc lo âu sau sinh.”

Mỗi lần mang thai đều khác nhau và mỗi trường hợp trầm cảm chu sinh cũng khác nhau.

Đối với Sarah Bari, mẹ của bé Azai 3 tuổi, hành trình mang thai tràn đầy hứng khởi và cảm giác sẵn sàng.

Nhưng cô đã “khóc từ 60 đến 70% thời gian trong ngày mà không có lý do gì” và trải qua nỗi sợ hãi tột độ, cùng với các triệu chứng khác kéo dài vài tuần, ngoài cảm giác buồn bã tạm thời.

Tôi thực sự rất sợ phải làm những việc cần thiết cho con trai tôi, tôi sợ phải cố gắng cho con bú, thức đêm chăm con, thậm chí chơi với con... Tôi lúc nào cũng sợ hãi. Tôi hiểu rằng điều này kéo dài thì không thể được coi là bình thường.”

Sarah sinh ra ở Bangladesh và đã sống ở Úc được 20 năm. Cô kể về trải nghiệm tìm sự giúp đỡ sức khỏe tâm thần.

“Ở Bangladesh ít ai tiết lộ rằng: ‘Tôi bị trầm cảm chu sinh, tôi cần được giúp đỡ.’. Nhưng trường hợp của tôi lại rất khác, cha mẹ tôi khá tiến bộ và cha tôi là người đã nói với tôi rằng ‘con hãy tìm chuyên gia giúp đỡ.”
Australia Explained - Postnatal Depression
Tìm sự giúp đỡ khi bị trầm cảm chu sinh có thể khó khăn đối với một số người, dù là sắc tộc hay văn hóa nào. Credit: FatCamera/Getty Images
Sarah tin rằng vẫn còn sự kỳ thị về vấn đề trầm cảm chu sinh ở Úc.

“Đó vẫn là một chủ đề rất cấm kỵ… mọi người không biết ứng phó thế nào với điều đó.”

“Tôi đã nói chuyện với các đồng nghiệp người Úc của tôi về điều đó. Một trong bốn người được hỏi đã không biết cách giải quyết một cuộc trò chuyện như thế. Vì vậy, chắc chắn có sự kỳ thị, nhưng tôi nghĩ nó rộng hơn cả văn hóa.”

Bà Jakqui Barnfield nói: Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất về trầm cảm chu sinh là cho rằng nó chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ.

Bà Barnfield là Giám đốc Điều hành Cung cấp Dịch vụ tại Lifeline, một dịch vụ hỗ trợ khủng hoảng, nơi cũng có tư vấn dành riêng cho nam giới thông qua Mensline.

“Tôi sẽ cho bạn một ví dụ cá nhân. Chồng tôi thực sự đã trải qua chứng trầm cảm chu sinh. Và tôi nghĩ với chuyên môn của mình, tôi là một y tá sức khỏe tâm thần, tôi đã biết điều đó xảy ra với anh ấy trước khi anh ấy tự nhận ra.”

Ước tính cứ 10 người cha và 5 người mẹ thì có một người bị trầm cảm chu sinh.

Tiến sĩ Barnfield giải thích rằng nguồn gốc của các yếu tố dẫn đến trầm cảm chu sinh cũng tương tự đối với bất kỳ ai bị trầm cảm.

“Chính sự thay đổi tạo ra tác động đáng kể. Và phần lớn liên quan đến kỳ vọng cá nhân và kỳ vọng của người khác, cũng như những điều được chia sẻ trên mạng xã hội."

“Nếu bạn đang so sánh bản thân với một gia đình lý tưởng hoặc một người cha lý tưởng, điều đó sẽ tạo thêm áp lực cho bạn.”

Tiến sĩ Barnfield cho biết việc hỏi ý kiến người bạn đời về cách họ đối phó cũng giúp bạn dễ dàng bày tỏ cảm xúc của bản thân khi mới sinh con.

“Và ngay cả khi bạn không biết phải làm gì, hãy cho cô ấy biết rằng bạn thực sự đang bối rối hoặc bạn lo sợ rằng mình đang làm sai điều gì đó, hãy cùng nhau giải quyết. Đó chính là chìa khóa.”

“Đàn ông thường được dạy dỗ rằng họ cần phải tỏ ra mạnh mẽ và là người không nhất thiết phải thể hiện bản thân mà chỉ cần tiếp tục làm mọi việc.”

“Ngay cả khi đang trong giai đoạn trầm cảm chu sinh, đàn ông vẫn có thể cảm thấy tất cả những điều như: cảm thấy bị cô lập, cảm thấy cô đơn, nhưng họ không nói về điều đó.”

Trầm cảm sau sinh có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đánh giá nhu cầu của bạn và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Sarah cho biết điều quan trọng đối với những người mới làm mẹ là biết rằng luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm.
Australia Explained - Postnatal Depression
silhouette asian new parents couple are having conflict and argument nearby windows at home while woman holding their baby Credit: PonyWang/Getty Images
Sarah đã được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Nhớ lại quá trình hồi phục của mình, cô mô tả thời điểm việc điều trị bắt đầu mang lại kết quả rõ ràng.

“Nó giống như một công tắc đèn, bởi vì một ngày nọ, tôi thức dậy và thực sự cảm thấy mình cần nấu ăn, tôi cần làm cái này cái kia cho con của mình. Và tôi nghĩ, ồ, được rồi, tôi cảm thấy tốt hơn rồi. Kể từ ngày đó về sau, mọi chuyện càng ngày càng tốt hơn.”

Theo dõi sức khỏe tinh thần hàng ngày là lời khuyên hàng đầu mà Sarah dành cho những người mới làm cha mẹ.

Bà Borninkhof từ PANDA đồng ý với điều đó.

Bà nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị cho khả năng phát triển chứng trầm cảm chu sinh cũng quan trọng như việc tìm sự giúp đỡ nếu bạn trải qua điều đó.

“Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần khi bạn sắp sinh con giống như cách bạn lập kế hoạch sinh con. Bạn mới có con đầu lòng, hay bạn đã từng có con rồi, thì cảm giác của bạn đối với mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau..”

Hãy liên lạc để được trợ giúp khi cần thiết:
  • Để được trợ giúp về chứng lo âu và trầm cảm chu sinh, hãy gọi cho PANDA (Perinatal Anxiety & Depression Australia) theo số 1300 726 306 hoặc truy cập để xem tài liệu được dịch sang 40 ngôn ngữ.
  • Để tìm thông tin và có các buổi tư vấn tâm lý cá nhân miễn phí ( tối đa 10 buổi ) cho cha mẹ sắp sinh hoặc mới sinh con, được trình bày trực tiếp từ nhiều địa điểm khác nhau ở NSW, QLD và VIC, hoặc tư vấn qua điện thoại, hãy vào trang . 
  • Tìm sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho LGBTIQ+, hãy liên lạc QLife theo số 1800 184 527 hoặc vào trang  . 
  • Tìm sự hỗ trợ 24/7 trong cơn khủng hoảng, hãy gọi   theo số 13 11 14. 
  • Tìm dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc trực tuyến dành riêng cho nam giới, hãy gọi Mensline theo số 1300 78 99 78 hoặc vào trang

Share