Gần hết thời gian để nhân viên Afghanistan của ADF có thị thực đến Úc

Taj Wali Raihan now lives with his family in Newcastle, NSW (SBS).jpg

Taj Wali Raihan now lives with his family in Newcastle, NSW Source: SBS

Chương trình cung cấp nơi tị nạn cho các nhân viên Afghanistan làm việc cho Lực lượng Phòng vệ Úc kéo dài hàng thập kỷ sẽ kết thúc vào tuần tới, trong lúc vẫn còn nhiều cựu phiên dịch viên bị mắc kẹt ở Afghanistan. Những người này nói rằng tính mạng của họ đang gặp nguy hiểm kể từ khi Taliban chiếm giữ Kabul vào năm 2021.


Anh Taj Wali Raihan làm thông dịch viên cho Lực lượng Phòng vệ Úc (ADF) ở Afghanistan vào một thập kỷ trước.

Nhưng vào năm 2021, thế giới của anh đã thay đổi.

Taliban lấy lại Afghanistan, và anh ấy ở giữa đám đông tại sân bay Kabul.

SBS đã phát sóng lời cầu xin giúp đỡ của Raihan vào thời điểm đó.

“Lúc đó chúng tôi cảm thấy rất buồn, sợ rằng nếu người Úc không đến mà chúng tôi ở lại thì sẽ gặp nguy hiểm. Bởi vì chúng tôi đã làm việc với người Úc và nghe nói Taliban đang giết những người như chúng tôi.”

Hiện anh Raihan định cư ở Newcastle, New South Wales, cùng gia đình, và đã có được thị thực nhân đạo, thông qua Chương trình nhân viên gắn kết tại địa phương Afghanistan, gọi tắt là LEE.

“Bây giờ chúng tôi đã đến Úc, tôi nhìn thấy một tương lai tươi sáng cho các con tôi và chúng tôi cũng nhìn thấy một tương lai đầy hứa hẹn cho chính mình. Chúng tôi hạnh phúc."

Chương trình LEE với thị thực nhân đạo, cho phép những người nộp đơn thành công được xét duyệt nhanh chóng.

Các cựu nhân viên Afghanistan trước tiên cần nhận được chứng nhận của Bộ Quốc phòng để chứng minh họ đã làm việc cho ADF.

Sau đó, họ có thể nộp đơn xin thị thực nhân đạo vĩnh viễn.

Nhưng, cũng có một số người vẫn chưa có được giấy chứng nhận kết quả.

Điều đó có nghĩa là họ có thể sẽ không thể nộp đơn xin thị thực nhanh, vì chương trình sẽ kết thúc vào tuần tới.

Trong đó bao gồm Ali, tên của một người đã được chúng tôi thay đổi để bảo vệ danh tính của anh ấy.

Ali đã chờ 7 năm để được chứng nhận, sống trong nguy hiểm dưới sự cai trị của Taliban.

“Tôi và gia đình đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng. Tôi đang lẩn trốn, xa gia đình và con cái. Nhiều lần Taliban đã đột kích vào nhà tôi bởi vì chính tôi.”

Bộ Nội vụ Úc vẫn đang xử lý 189 đơn đăng ký LEE hiện có, bất kể chương trình sắp kết thúc.

Bà Shahri Rafi, luật sư đại diện cho các phiên dịch viên trước đây, cho biết.

“Theo quan điểm của tôi, đối với những người chưa nộp đơn hoặc không có cơ hội nộp đơn, hay việc chính phủ Úc không mở rộng và bãi bỏ chương trình, đồng nghĩa với việc Úc đang nhắm mắt làm ngơ trong việc thực hiện trách nhiệm đạo đức của mình.”

Bộ Nội vụ Úc nói với SBS News rằng những nhân viên cũ không được chứng nhận LEE vẫn có thể nộp đơn xin thị thực nhân đạo.

Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc những người gặp nguy hiểm nhất vì họ làm việc cho Úc sẽ bị mắc kẹt và phải chờ đợi cùng với khoảng 220.000 người nộp đơn khác.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 

Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 

Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 


Share