Dịch bệnh, sự bất cập và trách nhiệm cá nhân

coronavirus

People shop at the Queen Victoria Market while wearing face masks. Source: AAP Image/Scott Barbour

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đai dịch COVID-19 lộ ra những bất cập của nền dân chủ. Tuy nhiên đâu là trách nhiệm của từng cá nhân trong vấn đề này?


Không đợi đến khi WHO bị Hoa Kỳ cắt bớt ngân sách tài trợ đi cùng với những lời chỉ trích nặng nề lên tổ chức Y tế thế giới này thì những lỗ hổng trong nền kinh tế toàn cầu mới  phơi bày.
 
Đại dịch COVID-19 còn lộ ra cả những bất cập của thể chế dân chủ.
 
Những nước giàu có và tân tiến nhất lại là những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất về người lẫn về kinh tế.
 
Họ cũng là những nơi thiếu các dụng cụ y tế trầm trọng nhất.
 
Các cuộc tranh cãi cũng bùng nổ mạnh mẽ nhất về sự quản lý điều hành tại các quốc gia này.
 
Đã có những lời trách cứ rằng do trước đây chính quyền nới lỏng việc nhập khẩu hàng hoá và buông lỏng việc chuyển giao việc sản xuất ra nước ngoài dẫn đến sự bất cập như hiện nay.
 
Tuy nhiên cũng có người chỉ ra rằng hãy thử lật tất cả những món đồ dùng trong nhà của một người dân tại các nước có bao nhiêu sản phẩm là sản xuất tại nước sở tại, còn lại bao nhiều phần trăm là made in nước ngoài?
 
Trong một nền kinh tế thị trường tự do, khi chính quyền không chỉ định người dân nên mua gì ở đâu cho mình thì trách nhiệm tiêu dùng trở lại chính người tiêu dùng. 
 
Chính người tiêu dùng quyết định mặt hàng nào bán chạy, và vì vậy nhà sản xuất nào sống được và nhà sản xuất nào sẽ phải đóng cửa kéo theo công nhân của họ mất việc làm. 
 
Ở một khía cạnh khác đã có những lời kêu gọi hãy quay lại với hàng hoá trong nước và sản phẩm trong nước.
 
Liệu có trở thàng một trào lưu cục bộ để đi từ cực đoan này sang cực đoan khác?
 
Trong sự mất cân đối cán cân thương mại, trách nhiệm cá nhân nằm ở đâu?
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn. 

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080. 

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000. 

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:  



Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share