Người đứng đầu WHO: COVID-19 tung hoành chưa từng có

Tourists walk through a nearly empty St. Mark's Square on a rainy day in Venice

Tourists walk through a nearly empty St. Mark's Square on a rainy day in Venice Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố thế giới chưa từng bao giờ gặp dịch bệnh chết người như COVID-19. Ông cho rằng virus vẫn chưa bị ngăn chận, khi con số nhiễm bệnh vẫn gia tăng tại Trung quốc vốn là nơi khởi phát, tuy nhiên bây giờ với mức độ ít hơn so với những nơi khác trên thế giới.


Số tử vong do COVID 19 vượt quá 3 ngàn người trên thế giới, trong đó các trường hợp tăng gần 9 lần diễn ra bên ngoài Trung quốc trong 24 giờ qua, cho thấy virus gia tăng cường độ lây lan trên toàn cầu.

Chính phủ Victoria loan báo việc hiến tặng 3,2 triệu đô la cho Viện Doherty tại Melbourne, nhằm giúp tìm ra thuốc chủng.

Thủ hiến Victoria là ông Daniel Andrews cho biết.

“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là dựa trên bằng chứng, dựa trên sự thực và tìm đến những người hiểu rõ vấn đề nầy nhất".

"Chuyện đó luôn luôn là đúng và đó là suy đoán của tôi, là phải bó buộc theo đúng khuyến cáo của giới chức y tế và các chuyên gia trong lãnh vực nầy”, Daniel Andrews.

Thế nhưng nước Úc vẫn đối diện với nhiều thử thách, khi Tổng trưởng Y tế Greg Hunt loan báo một bác sĩ ở phía tây Sydney bị nhiễm virus.

Sở Y tế New South Wales cho biết bác sĩ nầy trong độ tuổi 50, không hề đi bất cứ nước nào có nguy cơ dịch bệnh và ông nầy cũng chẳng chữa trị cho bất cứ bệnh nhân nào nhiễm bệnh.

Ông Hunt cho đài ABC biết rằng, mọi người nên cẩn trọng trong cố gắng nhằm ngăn chận virus lan truyền.

“Khuyến cáo mới nhất mà tôi nhận được, là có hơn 10 ngàn thử nghiệm đã được thực hiện tại Úc, trong đó có 33 trường hợp dương tính".

"Vì vậy mọi người trong đó có hệ thống y tế, nhân viên chăm sóc hiện làm chuyện đúng trong tiến trình ngăn chận nạn dịch”, Greg Hunt.

Trong khi đó, Liên hiệp Âu châu hiện thi hành các biện pháp đề phòng tối đa, qua quyết định giới hạn việc đến thăm tòa nhà Nghị viện Âu châu tại Brussels.

Chủ tịch nghị viện Âu châu là ông David Sassoli cho biết, việc giới hạn sẽ áp dụng trong 3 tuần lễ.

“Dĩ nhiên tôi nói chuyện ở đây về các cuộc viếng thăm, bao gồm mọi thành viên của Quốc hội, các cuộc viếng thăm cá nhân, viếng thăm các phụ tá nổi tiếng hay trợ lý địa phương, cũng như các quan khách cùng các sự kiện”, David Sassoli.

Còn Nam hàn cho biết, có hơn 100 ca nhiễm virus mới.

Tại Ý, có 2 ngàn người thử nghiệm dương tính, vốn là quốc gia bị nạn dịch tấn công mạnh nhất ở Âu châu.

Còn tại Iran xác nhận, có gần 1 ngàn vụ.

Tổng Giám Đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, bất cứ biện pháp nào cũng nhằm cứu mạng và ngăn chận sự lây nhiễm.

“Chúng ta hiện đang ở trong lãnh thổ chưa được thám hiểm, chưa có dấu chân người đi đến, như thể chốn không người".

"Chúng ta chưa hề chứng kiến một dịch bệnh hô hấp từ trước đến nay có khả năng lây lan trong cộng đồng, thế nhưng cũng có thể bị ngăn chận với các biện pháp thích hợp”, Tedros Adhanom Ghebreyesus.
"Các chuyên gia y tế địa phương mà tôi hoàn toàn tin tưởng, hiện làm việc cật lực để ngăn tránh dịch bệnh lây lan tại San Antonio và chúng ta không thể có những lầm lẫn như vậy ở cấp độ liên bang”, Ron Nirenberg.
Trong khi đó, giám đốc ngành y tế khẩn cấp của WHO là bác sĩ Mike Ryan cho biết việc chế ngự virus thành công, không nhất thiết là các biện pháp phong tỏa đại qui mô.

“Rõ ràng như tại Singapore chẳng hạn, nếu quí vị tìm kiếm một thí dụ ở ngoài như Hong Kong, thì các biện pháp không liên quan đến việc phong tỏa các thành phố hay hoàn toàn cấm đi lại, tỏ ra rất hữu hiệu trong việc trấn áp và hạ thấp việc lây nhiễm trong 6 tuần lễ vừa qua”, Mike Ryan.

Trong khi đó, Latvia, Á rập Saudi và Senegal ghi nhận trường hợp đầu tiên của COVID 19.

Và tại Mỹ hiện nay cho biết, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ quân đội và gia đình của họ khỏi virus.

Tướng Mark Milley thuộc Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa kỳ cho biết, toán của ông hiện thi hành các biện pháp phòng ngừa.

“Chúng ta có một loạt các cuộc diễn tập quân sự đang diễn ra".

"Hiện nay tác dụng nói chung của dịch bệnh đối với quân đội Mỹ là rất rất nhỏ, nếu không nói là zero, nhưng là rất nhỏ".

"Có rất ít các trường hợp đã được chẩn đoán và điều nầy không gây ngạc nhiên vì chúng ta có các binh sĩ rất trẻ trong quân đội, những người khỏe mạnh với nhiều sự miễn dịch vân vân..., chúng tôi hy vọng sẽ giữ cho các quân nhân Mỹ theo cách đó”, Mark Milley.

Thế nhưng cũng có những chỉ trích tại Mỹ, một thị trưởng ở Texas không hài lòng với việc một bệnh nhân được thử nghiệm âm tính hai lần, thế nhưng cuối cùng bị chẩn đoán nhiễm coronavirus.

Thị trưởng thành phố San Antonio là ông Ron Nirenberg, đổ lỗi cho Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh liên bang đã sai lầm.

“Tôi tìm thấy hoàn toàn không chấp nhận được, khi Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh lại cho một bệnh nhân về nhà, trước khi có các kết quả thử nghiệm và người nầy có thể lây lan cho công chúng".

"Các chuyên gia y tế địa phương mà tôi hoàn toàn tin tưởng, hiện làm việc cật lực để ngăn tránh dịch bệnh lây lan tại San Antonio và chúng ta không thể có những lầm lẫn như vậy ở cấp độ liên bang”, Ron Nirenberg.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share