Nhu cầu len của Trung Quốc khiến ngành chăn nuôi cừu tại Úc hồi sinh

The wool market is thriving again

The wool market is thriving again Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người ta thường nói Úc, là một nền kinh tế "Cưỡi trên lưng các con cừu".


Đó là hồi thập niên 1950, vốn là quãng thời gian có những nhu cầu lớn lao về len qua việc cung cấp cho đồng phục binh sĩ trong cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Thế nhưng kỹ nghệ sản xuất len đã giảm sụt đáng kể, sau một kế hoạch của chính phủ bị sụp đổ nhằm quân bình giá cả.

Thế rồi giá cả lại thuận lợi trở lại và năm rồi đã đạt mức sản xuất len lên cao nhất, phần lớn là do nhu cầu từ Trung quốc.

"Len của New England năm 1876, trên sàn đấu giá hiện nay với giá 1600, rồi 1631, 1632 và cuối cùng là 1637".

Đó lả một buổi sáng đấu giá sôi động, tại trung tâm len Yennora, ở phía tây Sydney.

Giá len vào thời bấy giờ tăng vọt như hỏa tiễn, với mức giá trung bình chạm đến mức 17 đô la mỗi ký trên chỉ số định chuẩn, đó là Chỉ số Thị trường Miền đông tức là Eastern Market Indicator.

Ông Scott Carmody là một nhà trung gian, trong thương vụ bán len.

"Không, tôi không nghĩ đây là một vụ bùng phát tôi không thích nói về từ nầy, bởi vì nó cho thấy giá cả không thể lên cao hơn và đó là một giá hết sức đặc biệt. Tôi nghĩ chúng ta hiện có đúng giá và có lẽ sẽ kéo dài một thời gian".

Nông gia ở New South Wales là ông Murray Snith, không thể kềm chế được nỗi vui sướng, khi ông đạt được thành quả nầy.

"Đó là loại len đang mang lại nhiều tiền vào lúc nầy, với loại sợi len đo được 18 micron và hôm nay có lẽ bán được với giá 16 đô la mỗi ký. Hồi năm rồi vào thời gian nầy, cũng cùng loại len chỉ được giá 11 đô la mỗi ký mà thôi".

Những gì đẩy mạnh giá cả gia tăng là do nhu cầu tăng vọt tại Trung quốc, vốn tiêu thụ hơn 70 phần trăm len xuất cảng từ Úc.

6 năm trước, việc sản xuất len tại Trung quốc chỉ nhắm vào thị trường xuất cảng nội địa, bao gồm việc bán len để làm thành những bộ âu phục bằng len kiểu Ý.

Tuy nhiên ngày càng các nhà máy không chỉ chũ ý đến thị trường địa phương với hơn một tỷ người tiêu thụ Trung quốc, khi họ ngày càng giàu có hơn và cũng tỏ ra kén chọn hơn.

Ông Daniel Hồ là một người Úc gốc Hoa có trụ sở tại Sydney hiện làm việc cho công ty xuất cảng gia đình có tên là Kathytex, với công việc là gửi các sợi len hảo hạng của Úc về các nhà máy biến chế ở Hoa Lục.

"Loại len nầy có giá khoảng 19,5 đô la một ký và một loại len rất mịn và tốt, cũng như rất thông dụng trên thị trường Trung quốc".

"Vì vậy chúng tôi mua loại len nầy để làm thành những bộ âu phục bằng len".

"Trước đây chúng tôi muốn có giá thấp cùng loại sản phẩm rẻ tiền, thế nhưng bây giờ người tiêu thụ đều muốn lại có phẩm chất tốt, thích hợp với cuộc sống và là một sản phẩm hợp thời trang nữa", Daniel Hồ.
"Mọi người lệ thuộc vào nhau trong trò chơi nầy, nguồn cung cấp chính yếu là những người sản xuất len và đầu kia là chuỗi những nhà biến chế. Vì vậy cho đến bao giờ chúng ta giữ cho cả hai đều vui vẻ với giả cả có thể chấp nhận được cho mỗi bên, thì kỹ nghệ nầy có một tương lai rực rỡ", Scott Carmody.
Tại Úc, các nhóm kỹ nghệ cho biết giá len tăng vọt đã hồi sinh cho lãnh vực luôn phải phấn đấu từ lâu, ít nhất là việc ra đi và bỏ nghề của những người chăn nuôi cừu.

Ông Murray Smith hy vọng những điều tốt đẹp ít nhất là trong một tương lai gần.

"Tôi nghĩ đây là thời gian tuyệt diệu cho kỹ nghệ sản xuất len và tôi muốn chuyện nầy kéo dài trong nhiều năm".

"Nếu muốn vậy, quí vị cần cung cấp ít nước lên đàn cừu mà quí vị đã không thể làm được trong mùa khô hạn, thế nhưng nay quí vị có thể làm điều đó".

"Nếu quí vị muốn mua cỏ khô cho đàn gia súc, nay quí vị có tiền từ các tấm chi phiếu trả tiền mua len, để quí vị có thể làm được chuyện nầy", Murray Smith.

Thế nhưng sau nhiều năm, con số người chăn nuôi cừu đã sụt giảm cũng như số đàn cừu bị giảm sụt rất nhiều, một số nông gia cho rằng kỹ nghệ nầy còn lâu mới hồi phục.

Ông Peter Walkers từ một trang trại nuôi cừu ở phía bắc Canberra, cảnh cáo chống lại sự lạc quan thái quá.

"Nếu việc nầy có thể ổn định và phát triển, rồi nếu nó có thể đương đầu với nạn lạm phát cũng như các áp lực khác về giá cả, lúc đó mới là một tình trạng chúng ta có thể chịu đựng. Nói về sự bùng nổ trong lãnh vực nầy, tôi nghĩ chuyện đó hoàn toàn sai lầm và tôi nghĩ mọi người kể lại chuyện nầy, khi họ hoàn toàn không hiểu họ đang nói gì".

Trong khi đó, chính phủ Úc tiên đoán giá cả thuận lợi sẽ kéo dài ít nhất là một năm nữa, trong khi các đàn cừu được phát triển thêm.

Thế nhưng liệu cuối cùng giá len có quá đắt hay không, để người mua trở lại với loại sợi tổng hợp thay vì dùng len, đó là loại chất liệu rẻ tiền hơn và là nguyên nhân chính yếu, dẫn đến sự sụt giảm giá len trên khắp thế giới?

Người trung gian trong việc mua bán len là ông Scott Carmody từ chối nhìn về kỹ nghệ len theo hướng đó.

"Mọi người lệ thuộc vào nhau trong trò chơi nầy, nguồn cung cấp chính yếu là những người sản xuất len và đầu kia là chuỗi những nhà biến chế. Vì vậy cho đến bao giờ chúng ta giữ cho cả hai đều vui vẻ với giả cả có thể chấp nhận được cho mỗi bên, thì kỹ nghệ nầy có một tương lai rực rỡ", Scott Carmody.  

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share