Liên Hiệp Quốc lên án Trung Quốc và Nga về cuộc khủng hoảng Rohingya

Yanghee Lee

Điều tra viên độc lập của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền tại Miến Điện bà Yanghee Lee Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã cáo buộc Trung Quốc và Nga đã không có động thái nào để chống lại cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện.


Điều tra viên độc lập của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền tại Miến Điện nói rằng bà muốn Trung Quốc và Nga đứng lên chống lại việc lạm dụng nhân quyền tại quốc gia này.

Bà Yanghee Lee cáo buộc hai nước này đã thất bại trong việc tác động đến Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn chặn cuộc đàn áp của quân đội Miến đối với cộng đồng người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.

Bà Lee đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng hợp tác toàn cầu về vấn đề này là rất quan trọng.

"Chúng ta đang nhìn thấy một cuộc khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Và nếu thế giới nói rằng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng khác thì tôi thật sự mất hy vọng vào nhân loại."

Bà Lee đã lên đường đến Miến Điện để đánh giá các báo cáo về tình trạng lạm dụng quyền con người tại đât nước này vào đầu tháng 12 vừa qua nhưng chính phủ Miến đã cấm bà nhập cảnh.
        
Bà gọi đó là một quyết định "gây bối rối và đáng thất vọng", là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy điều gì đó "thật sự khủng khiếp" đang diễn ra ở đất nước này.

"Điều thực sự gây rắc rối ở đây là một khi quý vị ngăn chặn các phương tiện truyền thông tường thuật về những gì họ nhìn thấy, thì quý vị đang thật sự bịt miệng báo chí, những người đang đánh cược mạng sống của mình để tường thuật những gì đang xảy ra. Và điều đó cũng sẽ gây ra những hậu quả đối với công chứng. Mọi người sẽ không có tự do ngôn luận."
"Tôi muốn yêu cầu cộng đồng quốc tế tiếp tục làm việc với Trung Quốc và Nga để thuyết phục họ đứng về phía nhân quyền."

Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi của bà Lee, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nói rằng "các nhà hoạt động bên ngoài" gây sức ép lên nhân quyền sẽ không giúp giải quyết vấn đề và có thể làm cho vấn đề phức tạp hơn.

"Áp lực từ bên ngoài về nhân quyền sẽ không giúp giải quyết vấn đề và có thể làm cho vấn đề phức tạp hơn. Điều này không có lợi cho Miến Điện, các nước láng giềng hay cộng đồng quốc tế.  Chúng tôi hy vọng các nước hoặc những cá nhân bên ngoài có thể tạo ra một môi trường tích cực thuận lợi hơn cho Miến Điện trong việc giải quyết vấn đề cho họ."

Trong khi đó, Nga cho đến nay vẫn chưa đưa ra phản hồi về yêu cầu của báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện như vừa nêu.

Nga cũng tranh luận giống như trước đây, tương tự như Trung Quốc, cho rằng "sự can thiệp quá mức" chống lại Miến Điện sẽ không dẫn đến một kết quả mang tính xây dựng nào hết.

Quốc gia này cũng không cùng Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Tổ chức hợp tác Hồi giáo lên án cuộc đàn áp diễn ra tại Miến.
"Áp lực từ bên ngoài về nhân quyền sẽ không giúp giải quyết vấn đề và có thể làm cho vấn đề phức tạp hơn. Điều này không có lợi cho Miến Điện, các nước láng giềng hay cộng đồng quốc tế. Chúng tôi hy vọng các nước hoặc những cá nhân bên ngoài có thể tạo ra một môi trường tích cực thuận lợi hơn cho Miến Điện trong việc giải quyết vấn đề cho họ."

Tuy nhiên, bà Lee nói rằng họ không thể từ bỏ nỗ lực tìm kiếm sự trợ giúp của hai nước Nga-Trung.

"Tôi muốn yêu cầu cộng đồng quốc tế tiếp tục làm việc với Trung Quốc và Nga để thuyết phục họ đứng về phía nhân quyền."

Liên Hiệp Quốc nói tình hình Rohingya là cuộc khủng hoảng người tị nạn phát triển nhanh nhất thế giới.

Cuộc xuất quân mới nhất bắt đầu vào tháng Tám sau khi một cuộc đàn áp quân sự của chính phủ xảy ra bởi cuộc nổi dậy tấn công vào các lực lượng an ninh.

Gần 7.000 người Rohingya, trong đó có ít nhất 730 trẻ em dưới 5 tuổi, đã bị giết chết trong vòng tháng đó sau khi bạo lực xảy ra.

Điều đó đã khiến giám đốc nhân quyền LHQ Zeid Ra'ad Al Hussein vào  tháng Chín đã lên án Miến Điện vì tội ác chống lại nhân loại.

"Bởi vì Miến Điện đã từ chối tiếp cận các nhà điều tra nhân quyề nên vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ tình hình hiện tại, nhưng tình hình hiện vẫn là một ví dụ điển hình về tình trạng thảm sát một tộc người."
"Đây không chỉ là vấn đề thanh lọc sắc tộc, như quý vị nói, mà đó là vấn đề chia rẽ người dân, và chúng tôi đang cố gắng tiếp cận với tình trạng này càng sớm càng tốt và không để tình trạng này lan rộng hơn nữa."

Nhà lãnh đạo thực tế của Miến Điện, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình bà Aung San Suu Kyi (ong sahn soo CHEE), đang phải đối mặt với sự lên án toàn cầu vì vẫn giữ im lặng về vấn đề này.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC trong năm nay, bà bác bỏ tuyên bố rằng đây là hành động thảm sát sắc tộc và cho rằng thuật ngữ này là quá mạnh để mô tả những gì đang xảy ra ở Miến Điện.

"Đó là người Hồi giáo cũng đang giết chết người Hồi giáo, nếu họ nghĩ rằng họ đang hợp tác với chính quyền. Do đó, đây không chỉ là vấn đề thanh lọc sắc tộc, như quý vị nói, mà đó là vấn đề chia rẽ người dân, và chúng tôi đang cố gắng tiếp cận với tình trạng này càng sớm càng tốt và không để tình trạng này lan rộng hơn nữa."

Bà Suu Kyi đã bị tước bỏ nhiều lời khen ngợi trước đây về vấn đề này, bao gồm giải thưởng Tự do Dublin và Oxford.

Hơn 75.000 người Rohingya đã trốn đến Bangladesh trong sáu tháng qua.

Quân đội Miến Điện liên tục phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, tuyên bố rằng họ chỉ chiến đấu với dân quân Rohingya chứ không phải dân thường.




 


Share