Dậy sớm có giúp chúng ta thành công hơn?

Chúng ta thường nghe nói ‘Để thành công, hãy dậy sớm’, và điều đó có nghĩa là dậy muộn sẽ làm cuộc đời kém thành công hơn?

Healthy running runner woman early morning sunrise workout on misty mountain road workout jog. sunflare through the mist gives atmospheric feel and depth to these fitness images

Un estilo de vida más saludable incluye realizar un poco de ejercicio. Source: Getty Images

Chúng ta vẫn thường nghe nói ‘Để thành công, hãy dậy sớm’, và những CEO trên thế giới, như CEO của Apple, Tim Cook, dậy lúc 3.45 giờ sáng, CEO hãng xe Fiat, Sergio Marchionne, dậy lúc 3.30 sáng, hay dậy trễ như Richard Branson cũng là 5.45 giờ sáng.

Nhưng chẳng lẽ chỉ vì một vài cá nhân thành công mà có thể kết luận ‘dậy sớm’ là đặc tính chung của họ? Và thay vì dậy sớm, tập thể dục, lên kế hoạch mỗi ngày, ăn sáng, và hoàn thành mọi công việc khởi động trước 8 giờ sáng, bạn vẫn muốn lăn lộn trên giường, bấm tắt đồng hồ báo thức cho tới thứ Bảy, thì cuộc đời chúng ta lại kém thành công hơn?

'Cú đêm' thường sáng tạo, thông minh và cởi mở

Night owl
Source: Financial tribute
, khoảng một nửa dân số, việc dậy sớm hay ngủ muộn không phải là vấn đề của họ. Uớc tính 50% dân số không dậy sớm cũng chẳng ngủ quá muộn.

Phần còn lại, khoảng ¼ dân số có khuynh hướng rất tỉnh táo vào buổi sáng, và ¼ còn lại sẽ là ‘cú đêm’. Đối với ‘cú đêm’, hậu quả thường là buồn ngủ khi ngồi trước màn hình tivi lúc 10 giờ tối hoặc thường xuyên đi làm trễ.

Nghiên cứu cho thấy người ưa hoạt động về sáng hay về đêm chỉ cho thấy sự phân chia của não trái và não phải: người dậy sớm có khả năng phân tích và hợp tác, trong khi người thức đêm có khả năng tưởng tượng và làm việc cá nhân.

Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện những người có thói quen dậy sớm thường bền bỉ, tự chủ và dễ chịu. Họ thường đề ra mục tiêu cao hơn cho bản thân, lập kế hoạch tương lai nhiều hơn và có khả năng cân bằng cuộc sống. So với các ‘cú đêm’, họ ít bị suy sụp, uống rượu hoặc hút thuốc.

Mặc dù người dậy sớm thường đạt được nhiều thành tựu hơn về mặt học thuật, người thức khuya lại có trí nhớ tốt hơn, khả năng nhận thức và tốc độ xử lý tốt hơn, thậm chí khi họ phải làm những công việc đó vào ban ngày. Người sống về đêm thường thích đón nhận trải nghiệm mới và tìm kiếm trải nghiệm. Họ sáng tạo hơn (mặc dù không phải lúc nào cũng vậy).

Và trái với châm ngôn (giàu có, khỏe mạnh và thông minh), có một nghiên cứu cho thấy ‘cú đêm’ cũng khỏe mạnh không kém các ‘chim sớm’ – và thậm chí còn giàu có hơn chút đỉnh.

Nên dậy sớm hay thức khuya?

Early bird vs night owl
Source: YouTube
Nhưng nếu vẫn muốn dậy sớm giống như thói quen của các CEO? Đừng vội đặt đồng hồ báo thức lúc 5 giờ, vì hóa ra, giảm thời gian ngủ chẳng đem lại hiệu quả gì.

“Nếu con người được phép chọn thời gian sinh hoạt ưa thích tự nhiên, họ sẽ cảm thấy tốt hơn. Họ làm việc hiệu quả hơn, khả năng làm việc của não bộ tốt hơn,” nhà sinh học Katharina Wulff, người nghiên cứu về nhịp sinh học và giấc ngủ, cho biết. Mặt khác, bà nói, ép con người phải sống quá khác biệt với thời gian sinh học tự nhiên có thể gây hại cho cơ thể. Chẳng hạn, nếu ‘cú đêm’ bị buộc phải dậy quá sớm, cơ thể họ lúc đó vẫn đang sản xuất melatonin, một hormon điều chỉnh các hormon khác và duy trì nhịp sinh học.

“Khi đó bạn có thể ngắt quãng nhịp sinh học và chuyển cơ thể sang trạng thái sinh hoạt ban ngày. Khi đó sẽ có rất nhiều hệ quả tiêu cực, giống như sự nhạy cảm với insulin và gluco bị khác biệt có thể gây tăng cân.”

Theo nhiều lý giải, các nghiên cứu đã cho thấy nhịp sinh học, đồng hồ sinh học chủ yếu là do hoạt động sinh học. Có đến 47% điều này là do di truyền, có nghĩa là nếu biết tại sao mình có thể bật dậy khi trời còn chập choạng, hãy nhìn xem cha mẹ bạn có thói quen này không.

Một yếu tố di truyền khác là chiều dài của chu kỳ hàng ngày: con người có chu kỳ sinh học trung bình là 24 giờ, có nghĩa là mỗi người phải điều chỉnh chút ít mỗi ngày trong 24 giờ đó. Nhưng đối với ‘cú đêm’, chu kỳ này thường dài hơn, có nghĩa là nếu không có thay đổi bên ngoài tác động, mỗi ngày họ sẽ đi ngủ và thức dậy muộn hơn hơn một chút.

Thói quen sinh hoạt này còn thay đổi theo tuổi tác. Trẻ em thường có xu hướng sinh hoạt ban ngày, và bắt đầu chuyển sang thời gian buổi tối khi khoảng 20 tuổi và thay đổi lại về thói quen sinh hoạt buổi sáng khi ở vào khoảng 50 tuổi.

'Dậy sớm dẫn đến thành công' chỉ là định kiến?

Early Wake-up
Source: Shutterstock


Khi tìm hiểu bí quyết của thành công, chúng ta thường bỏ qua một vài điều: không phải tất cả những người thành công đều dậy sớm, và không phải tất cả những người dậy sớm đều thành công.

Nhưng điều quan trọng hơn là, “tương quan không phải là nhân quả”. Nói cách khác, chúng ta vẫn chưa rõ là bản thân việc dậy sớm có đem lại lợi ích hay không. Hầu hết chúng ta đều phải làm việc hay đi học lúc 8 giờ – 9 giờ sáng. Nếu là người dậy sớm, sự kết hợp của tất cả yếu tố như nhịp sinh học, hormones, thân nhiệt, sẽ giúp bạn bắt nhịp ngày làm việc nhanh hơn những người ngủ muộn.

Có nghĩa là những người dậy sớm sẽ sảng khoái khi nhịp sinh học trùng khớp với thời gian làm việc và họ dễ gặt hái được thành công hơn. Đối với người sống về đêm, việc phải thức dậy lúc 7 giờ sáng sẽ khiến cơ thể không hoạt động cùng lúc với thời gian làm việc. Cơ thể vẫn tưởng bộ não đang buồn ngủ, nên họ cần nhiều thời gian để tỉnh táo hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra lý do, bởi vì những người về đêm thường phải làm việc khi cơ thể họ không muốn, họ sẽ có tâm trạng khó chịu hoặc không hài lòng với cuộc sống. Và họ phải tìm cách để sáng tạo hơn và tìm đường tắt – điều này khuyến khích sức sáng tạo và khả năng nhận thức của họ.

Do định kiến văn hóa hay nghĩ rằng người đi ngủ muộn và dậy muộn là lười biếng, nên rất nhiều người đã cố gắng thay đổi thói quen. Những người không làm vậy có thể là những người có tính cách nổi loạn, hoặc có cá tính.

Nhưng việc chuyển đổi nhịp sinh học của một người không có nghĩa là thay đổi tính cách người đó. Theo một nghiên cứu gần đây, thậm chí những người cố thay đổi thành ‘chim sớm’, không làm tâm trạng họ trở nên tốt hơn hay thỏa mãn với cuộc sống hơn, cho thấy những cá tính này là một phần không thể thiếu của những người dậy muộn.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra thói quen ngủ có thể gắn liền với những tính cách khác. Trong một nghiên cứu gần đây, những người sáng tạo về mặt hình ảnh thường khó ngủ hơn, hay thức giấc nhiều lần trong đêm, hoặc bị mất ngủ. Một lần nữa, điều này chứng minh “tương quan không có nghĩa là tạo ra nhân quả”. Nhưng có thể có mối liên quan đến gien.

Vẫn còn muốn chuyển sang thành người dậy sớm? Hãy để ánh sáng ban ngày tràn vào phòng, tránh ánh đèn ban đêm và uống melatonin đúng cách có thể giúp ích. Nhưng vì bạn đang thay đổi nhịp sinh học, bất cứ thay đổi nào cũng phải làm đến cùng. Và bởi vì cú đêm thường có chu kỳ sinh học dài hơn, rất khó để buộc họ phải sống theo chu kỳ 24 giờ, và họ cũng khó thành công hơn.

Và cuối cùng, vì thức dậy lúc bình minh cũng chẳng thể bảo đảm chúng ta sẽ trở thành CEO, nên chúng ta thường sẽ bấm nút trì hoãn với bất cứ thay đổi lớn nào trong thời gian biểu của mình.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 2 January 2018 5:50pm
Updated 2 January 2018 11:03pm
By Hương Lan


Share this with family and friends