Có phải ngoại hình càng ưa nhìn thì càng dễ được tuyển dụng và thăng chức?

Một nghiên cứu mới cho thấy những người có ngoại hình hấp dẫn thường bị “lép vế” khi phỏng vấn cho những công việc có tính cạnh tranh thấp.

The hiring bias toward attractive people is way more complicated than we thought

A new study suggests there’s an aspect of hiring in which being good-looking can work against you Source: E+/Getty

Hầu hết mọi người đều cho rằng sắc đẹp là một lợi thế trong cuộc sống: Những người có bề ngoài ưa nhìn thường có số đào hoa, , , và của người khác hơn.

Thế nhưng, đăng trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology lại tiết lộ rằng, trong một số trường hợp người có ngoại hình lại bị "lép vế" hơn khi đi xin việc, nhất là với những công việc ít được săn đón.

Theo nghiên cứu này thì các nhà tuyển dụng không chọn một ứng cử viên đơn thuần chỉ vì họ ưa nhìn hơn những người khác—mà ngược lại, khi thuê mướn nhân viên, các chủ nhân thường chọn những người có ngoại hình cho những công việc mà họ được cho là sẽ thích, hoặc sẽ hài lòng.

Các nhà nghiên cứu tại London Business School đã đánh giá sự ảnh hưởng của ngoại hình lên quyết định tuyển dụng trong 4 thí nghiệm, với sự tham gia của hơn 750 người, bao gồm sinh viên đại học và giám đốc nhân sự.

Trong tất cả các thí nghiệm trên, người tham gia được xem 2 bức ảnh của hai ứng cử viên cho cùng một vị trí, một người có ngoại hình thu hút và một người không được ưa nhìn cho lắm, sau đó được hỏi rằng ai sẽ phù hợp với công việc hơn?
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy, có một số nghề nghiệp được xã hội xem trọng hơn những công việc khác, dựa vào mức độ thoả mãn các nhu cầu nội tại (sự thú vị của công việc, tác động lên xã hội...) và nhu cầu bên ngoài (mức lương và danh vọng). Những công việc thường được đề cao bao gồm giám đốc, quản lý dự án, hay ngành IT, trong khi những công việc ít cạnh tranh hơn bao gồm nhân viên kho hàng, giữ sổ sách, hay nhân viên chăm sóc khách hàng.

Ba trong bốn trường hợp, các nhà tuyển dụng sẽ chọn những người có ngoại hình cho những công việc có tính cạnh tranh cao, và ngược lại. 

Đồng tác giả , một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại London School of Business, cho biết.

“Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ về những công việc yêu cầu trình độ thấp.

"Những công việc ít được xem trọng hơn thường nằm dưới đáy của tháp kinh tế - xã hội, bao gồm một số người dễ bị tổn thương nếu họ trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử."

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 4 November 2017 11:51am
By Đăng Trình

Share this with family and friends