WHO kêu gọi đóng góp để giúp các nước đối phó với coronavirus

A protective mask on a statue outside a restaurant in Beijing

A protective mask on a statue outside a restaurant in Beijing Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế thế giới WHO kêu gọi thế giới hiến tặng 1 tỷ đô la để tài trợ cho các kế hoạch nhằm giúp các nước chuẩn bị chống lại dịch bệnh corona virus. Việc nầy diễn ra khi một số trường hợp được xác định nhiễm virus xảy ra bên ngoài Hoa Lục lên đến gần 200 vụ.


Tổ chức Y tế thế giới WHO kêu gọi quyên góp một triệu Úc Kim tức khoảng 675 triệu Mỹ kim, để tài trợ cho các kế hoạch nhằm hỗ trợ cho các nước trên khắp thế giới, trong việc ngăn ngừa, khám phá và chẩn đoán việc lan truyền của dòng corona virus hiện nay .

Các mục tiêu của Kế hoạch Chiến thuật Chuẩn bị và Phản ứng, là giới hạn việc lây nhiễm virus từ người sang người, rồi xác định, cô lập và chăm sóc sớm cho bệnh nhân, các nguy cơ lây nhiễm nghiêm trọng và các thông tin, giảm thiểu các hậu quả kinh tế và xã hội, giảm bớt việc lan truyền virus từ nguồn gốc động vật, cũng như xét đến những lãnh vực quan trọng không được biết đến.

Tổng Giám Đốc WHO là ông Tedros Ghebreyesus nói rằng, quỹ trị giá 60 triệu Mỹ kim tương đương với 89 triệu Úc kim sẽ được dùng cho các hoạt động của tổ chức, trong khi số tiền còn lại sẽ gởi đến các quốc gia, yêu cầu sự trợ giúp để chống lại virus.

“Thông điệp của chúng tôi đến cộng đồng quốc tế là: xin hãy đầu tư hôm nay, bằng không sẽ trả giá nhiều hơn sau nầy".

"675 triệu Mỹ kim là một số tiền lớn, thế nhưng vẫn nhỏ hơn các chi phí mà chúng ta sẽ đối diện nếu không đầu tư để chuẩn bị bây giờ, trong lúc còn các cơ hội mà chúng ta hiện có”, Tedros Ghebreyesus.

Việc nầy diễn ra khi con số lớn lao các trường hợp mới nhiễm virus được ghi nhận trong một ngày, kể từ khi nạn dịch bắt đầu.

Hiện nay có hơn 24,300 trường hợp tại Trung quốc và 191 trường hợp ở các nước khác, trong đó tại Úc là 14 vụ và các con số nầy không dừng lại ở đây.

Bác sĩ Tedros cho biết, WHO hiện gởi nửa triệu mặt nạ và 40 ngàn máy hô hấp đến 24 quốc gia, từ các nhà kho ở Dubai và Accra.

“Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi, là khả năng của việc lây nhiễm tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém, cũng như thiếu khả năng khám phá hay chẩn đoán được virus".

"Chúng ta là mắt xích mạnh mẽ nhất, trong số một dãy có thể yếu kém hơn”, Tedros Ghebreyesus.

Còn bác sĩ Mike Ryan là Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO cho biết.

“Chúng ta có khoảng 27 nước hiện có nguy cơ cao về việc lây nhiễm virus, hay đã bị lây nhiễm, vốn cần được trợ giúp trực tiếp thật nhanh chóng".

"Rồi chúng ta có một nhóm các quốc gia có một số khả năng nhưng đòi hỏi một số trợ giúp kỹ thuật, con số nầy là 34".

"Vì vậy chúng ta có hơn 50 nước hoặc có mức rủi ro lây nhiễm cao, hay có nhu cầu được trợ giúp trực tiếp trong việc điều hành, hoặc giúp đỡ kỹ thuật từ chúng tôi. Đó là những thách thức lớn lao”, Mike Ryan.
"Nạn dịch nầy nếu quí vị xét đến tuổi tác và giới tính, thì phần lớn gây bệnh nặng và chết người ở giới cao niên, nhiều người có những bệnh trạng khác nữa”, Mike Ryan.
Còn ông John McKenzie là một thành viên trong Ủy ban Khẩn cấp của WHO, cũng là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Curtin ở Tây Úc, đã chỉ trích phản ứng đầu tiên của Trung quốc đối với dịch bệnh, khi ông cho rằng đó là hành động đáng trách và cho biết các trường hợp đã không được báo cáo nhanh chóng.

Bác sĩ Tedros nói rằng, họ dự trù có nhiều trường hợp nhiễm virus, nhưng Trung quốc đã giấu kín những chuyện nầy.

“Chúng ta sẽ duyệt xét sau khi hành động và các nhà khoa học thực sự hiểu biết điều tra chuyện đó, rồi cho chúng ta biết sự thực".

"Là cộng đồng thế giới, xin hãy nhắm vào hành động mà chúng ta có thể thực hiện hôm nay, để tránh cho nạn dịch nầy không lan truyền trên khắp thế giới”,Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, hàng trăm chuyên gia dự trù nhóm họp tại Geneva vào tuần tới, để đề ra các ưu tiên về việc phát triển các loại thuốc, việc chẩn đoán và thuốc chủng, để chống lại nan dịch corona virus.

Chuyên gia về dịch tễ của WHO là bác sĩ Maria van Kerkhove nói rằng, những người tham dự sẽ bao gồm các nghiên cứu gia trên toàn cầu, các chuyên gia về y tế công cộng, các học giả và những người làm việc ở tuyến đầu.

“Chúng ta kết họp mọi thứ nhanh chóng, để thực hiện tốt nhất và bảo đảm rằng, chúng ta có đúng người tham dự".

"Chúng ta tìm cách mang những người rất cần đến, nhưng do các khó khăn vào phút chót, khiến nhiều người bận làm việc ở tuyến đầu, để đối phó với dịch bệnh".

"Tuy nhiên chúng ta muốn tập hợp các đầu óc thông thái nhất, những người có kinh nghiệm về chuyện nầy, để chúng ta có thể tiến hành một nghị trình thảo luận toàn diện về loại corona virus nầy”, Maria van Kerkhove.

Còn bác sĩ Mike Ryan nói rằng cho đến nay, không có loại thuốc nào tỏ ra hữu hiệu trong việc chữa trị loại virus nầy cả

“Những gì chúng ta đã thấy trong các nạn dịch trước đây có liên quan đến corona virus, rồi trong trường hợp nầy, đó là sự chăm sóc với phẩm chất cao và cung cấp việc chăm sóc thường trực, đặc biệt hỗ trợ về hô hấp và các cơ quan khác là điều quan trọng".

"Nạn dịch nầy nếu quí vị xét đến tuổi tác và giới tính, thì phần lớn gây bệnh nặng và chết người ở giới cao niên, nhiều người có những bệnh trạng khác nữa”, Mike Ryan.

Được biết một toán các chuyên gia đa quốc gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới WHO sẽ đến Trung quốc nay mai để cộng tác với nhà cầm quyền địa phương hầu chống lại nạn dịch.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share