Mỹ và Trung Quốc thôi không đánh võ mồm về chiến tranh thương mại nữa mà bắt tay buôn bán lại!

US Treasury Secretary Steven Mnuchin in Beijing, China

US Treasury Secretary Steven Mnuchin Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hoa Kỳ đã thu lại kế hoạch khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vốn có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, sau nhiều tháng đe dọa sẽ đánh thuế nặng lên các mặt hàng xuất xứ từ Trung quốc. Thay vào đó, Washington và Bắc Kinh đã đồng ý thảo luận về một thỏa thuận thương mại rộng hơn.


Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết một cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang mấp mé chực chờ bùng nổ đã được kềm giữ lại sau sau khi các cố vấn từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới tổ chức có cuộc các cuộc họp và đàm phán ở Washington.

Bộ trưởng Mnuchin đã nói với Fox News rằng Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý thiết lập một khuôn khổ để giải quyết sự mất cân bằng thương mại trong tương lai.

Ông nói rằng một bước tiếp theo là Hoa Kỳ sẽ gửi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sang Trung Quốc để xem xét tình hình nhất là những khu vực mà được dự đoán là sẽ có sự gia tăng đáng kể trong thương mại.

"Đây không phải là các giao dịch từ chính phủ đến chính phủ, đó không phải là một đơn đặt hàng khổng lồ của một giao dịch với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi điều này với Bộ trưởng Ross, người sẽ đến khảo sát thị trường Trung Quốc và ông sẽ đặc biệt chú trọng tìm hiểu về nông nghiệp, một ngành mà chúng tôi dự đoán sẽ tăng từ 35 đến 40% về nông sản xuất khẩu trong năm nay.Về năng lượng, dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong thưõng mại. "

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã lên tiếng về việc muốn cắt giảm ($ AU) $ 446 tỷ đô la thâm thụt vốn làm chệch cán cân thương mại trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ hàng năm Mỹ -Trung.

Vào tháng 3, Tổng thống Trump đã công bố kế hoạch áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là hai mặt hàng thép và nhôm.

Trung Quốc không chịu kém cạnh cũng đã lên tiếng đe dọa trả đũa bằng cách đánh thuế nặng lên các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa kỳ như đậu tương, ô tô và rượu vang.

Trong vòng đàm phán ban đầu trong tháng này tại Bắc Kinh, Mỹ yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại xuống còn 265 tỷ đô la (200 tỷ đô la Mỹ).

Trong thông cáo chung được đưa ra vào hôm thứ bảy sau cuộc họp thì đã không có một con số đồng đô la nào được trích dẫn nhưng Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He tức Lưu Hạc đã hoan nghênh về sự hiểu biết đã đạt được giữa hai bên.

"Vòng đàm phán này thực tế, hứa hẹn và hiệu quả. Chúng tôi đã đạt được nhiều thỏa thuận. Chúng tôi đã đồng ý chủ yếu ở hai lĩnh vực. Một là thương mại, còn lại là các vấn đề về cấu trúc. Chúng tôi cũng đã giải quyết những bất đồng trong quá khứ. Những cuộc họp như thế này sẽ không chỉ giúp các mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương và xây dựng mối quan hệ tổng thể, nó còn tốt cho người dân ở cả hai quốc gia. Nó cũng gửi một tín hiệu tích cực cho toàn thế giới. ”

Các quan chức Mỹ cho biết họ hy vọng sẽ tăng từ 35 đến 40% trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong năm nay.

Thương mại với Hoa Kỳ là một chủ đề nóng giữa các nhà kinh tế và các nhà đầu tư tại một diễn đàn toàn cầu hóa hàng năm ở Bắc Kinh vào cuối tuần qua.

Một cố vấn của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, Wang Huiyao cho biết cả hai nước đang lấy những gì họ muốn từ nhau.

"Hoa Kỳ là một nýớc có nền nông nghiệp rất phát triển rất rộng lớn, ðất ðai màu mỡ, cho nãng xuất cao và có rất nhiều nông sản phẩm của Hoa kỳ mà Trung Quốc thực sự cần. Trung Quốc có dân số lớn nhất thế giới, chúng tôi hiển nhiên là cần rất nhiều thực phẩm nhập khẩu, và hõn nữa về hiệu quả trồng trọt của Trung Quốc, hay ngô bắp, và tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp khác, chúng tôi không có mấy hiệu quả và kinh tế nhý Mỹ."

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, Larry Kudlow, cho biết các vấn đề rộng lớn hơn với Trung Quốc vẫn còn đang diễn ra và lưu ý rằng chưa có thỏa thuận thương mại chính thức nào được đưa ra.

Ông Kudlow nói Tổng thống đang có tâm trạng tích cực về tuyên bố chung giữa hai nước.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share