Turnbull: Không áp dụng thuế đánh trên thép và nhôm của Úc xuất cảng sang Mỹ

Trade Minister Steven Ciobo speaks to Foreign Minister Julie Bishop during Question Time

Trade Minister Steven Ciobo speaks to Foreign Minister Julie Bishop during Question Time Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết nước Úc sẽ không có hành động nào về mặt an ninh để đổi lấy việc Hoa kỳ miễn trừ thuế suất đánh trên thép và nhôm Úc xuất cảng sang Mỹ.


Việc nầy diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải lên trang tweet của ông là hai nước sẽ bàn đến một hiệp ước an ninh mới được xem là hậu quả của vụ miễn thuế quan của Mỹ nói trên.

Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn khẵng định là Hoa kỳ chẳng mong đợi gì từ Úc, để đổi lấy việc miễn trừ thuế nhập cảng thép và nhôm vào Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã dùng trang mạng tweeter để nói rằng, chính phủ Mỹ hiện tiến hành một thỏa ước an ninh giữa hai quốc gia, nên Mỹ không áp đặt thuế suất nhập cảng với thép và nhôm.

Có những tin đồn là một thỏa ước như vậy, có thể là về chuyện biển Đông, sau khi Tổng thống Trump cho Thủ tướng Malcolm Turnbull biết hồi tháng 2 vừa qua rằng, ông muốn Úc tham gia cùng Mỹ về việc diễn tập lưu thông tự do hàng hải trong vùng.

Thế nhưng Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho rằng, không có thỏa thuận mới nào cả.

"Không có thêm hiệp ước về an ninh nào cả, không có chuyện dàn xếp hổ tương do kết quả của chuyện miễn trừ thuế quan và tôi ca ngợi cả toán của chúng ta trong việc vận động, để được hưởng miễn thuế trong một thời gian dài".

Được biết Úc ký một thỏa ước tự do mậu dịch với Mỹ hồi năm 2005, dưới thời của Thủ tướng John Howard.

Hiện nay Úc chịu tình trạng thiếu hụt mậu dịch với Mỹ, điều đó có nghĩa là Úc mua nhiều sản phẩm và dịch vụ của Mỹ nhiều hơn là xuất cảng.

Bà Bishop nói rằng, hiện Mỹ có thặng dư mậu dịch với Úc và đây lả yếu tố góp phần trong việc Úc vận động thành công, qua việc miễn trừ thuế suất hàng thép và nhôm nhập cảng vào Mỹ.

"Hoa kỳ chẳng yêu cầu chi để đổi lại, chúng ta đã có mức thuế quan là số không, vì vậy đó là việc nhìn nhận sự kiện là Mỹ có cán cân thặng dư mậu dịch, thế nhưng chúng ta là một trong các đồng minh mạnh nhất và gần gũi nhất, cùng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ nhất".

"Mỹ là đối tác giao dịch thương mại lớn hàng thứ hai của chúng ta, có mức thặng dư mậu dịch về phía Mỹ".

"Đó là nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Úc và chúng ta có sự gắn kết hết sức gần gũi về mặt chiến thuật, kinh tế, chính trị và giữa người với người", Julie Bishop.

Trong khi đó, Tổng trưởng Thương mại Steve Ciobo cũng bác bỏ chuyện Mỹ, hiện chờ đợi bất cứ việc gì từ Úc.

Ông cho đài ABC biết rằng, không có gì có thể diễn dịch từ trang tweet của Tổng thống Trump.

"Tôi đã thấy các giả thiết hết sức hoang tưởng từ các nơi, trong đó có các ký giả vốn biết nhiều chuyện hơn".

"Những gì Thủ tướng nói rõ hôm qua và những chuyện Tổng thống đã tweet, cũng liên quan đến chuyện nầy, thì nay là một tiến trình luật pháp nội bộ tại Mỹ và nó sẽ hữu hiệu chỉ trên giấy trắng mực đen mà thôi", Steve Sciobo.
"Mỹ luôn luôn có mức thặng dư mậu dịch với Úc", Malcolm Turnbull.
Trong khi đó, phát ngôn nhân về tài chính của Lao động là ông Jim Chalmers nói rằng, Úc có một lịch sử lâu dài cộng tác với Mỹ, trên cả hai mặt trận là kinh tế và quân sự.

Ông cho đài Sky News biết, điều nầy tùy thuộc vào chính phủ Turnbull trong việc xác định rõ, về những dàn xếp  đã được thực hiện.

"Thật khó khăn cho chúng tôi để tiên đoán về hành động của phe đối lập Lao động, về tính chất của các vụ sắp xếp có thể thực hiện".

"Quả banh hiện còn trên sân của ông Malcolm Turnbull, để giải thích bất cứ chuyện gì đã đồng ý với Tổng thống Trump".

"Cho đến nay, chúng tôi chỉ nói rằng rất hài lòng, với việc miễn trừ thuế suất cho thép và nhôm của Úc vào Mỹ", Jim Chalmers.

Trước đó lãnh tụ đối lập Bill Shorten quan ngại rằng, thép ngoại quốc sẽ đổ đến Úc.

Ông cho biết thép và nhôm từ Trung quốc, Ấn độ và Việt Nam có thể đe dọa thị trường của Úc.

"Người ta sẽ tìm đến nơi nào có giá rất rẻ, tôi không muốn thấy các công ty Úc tìm thấy khó cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, bởi vì chúng ta đối diện với một làn sóng mới của thép và nhôm cũng như các sản phẩm kim loại khác, hiện đổ vào các bờ biển của Úc".

Được biết hồi thứ sáu tuần qua, trong một phiên họp bàn tròn của nội các, trước khi loan báo quyết định về thuế suất, Tổng thống Donald Trump nêu mục tiêu là Úc liên quan đến chuyện thuế suất.

"Chúng ta có mối quan hệ hết sức gần gũi với Úc, cũng như có thặng dư mậu dịch với Úc. Đó quả là một quốc gia xứng đáng và là một đồng minh lâu đời của chúng ta".

"Chúng ta sẽ làm một điều gì với họ, cũng như sẽ làm một số việc với một số quốc gia khác", Donald Trump.

Ông Trump nhắc đến việc miễn áp dụng thuế suất đối với Canada và Mexico, thế nhưng chẳng đá động chi đến Úc.

Dù vậy Thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn quyết tâm trong việc vận động cho Úc được miễn trừ, cho đến khi Tổng thống Trump tweet trên trang mạng là Úc được miễn trừ thuế suất mặt hàng thép và nhôm vào Mỹ.

"Úc là một đồng minh thân thiết và mạnh mẽ của Mỹ và không có nước đồng minh nào hơn là Úc".

"Tình thân hữu hơn 100 năm qua là chuyện rõ ràng, thứ hai là những gì than phiền mà Mỹ có thể có đối với các quan hệ mậu dịch khác, thì Mỹ không than phiền chi với Úc cả".

"Mỹ luôn luôn có mức thặng dư mậu dịch với Úc", Malcolm Turnbull. 
              

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share