Turnbull chỉ trích New Zealand về đề nghị nhận người tỵ nạn

Detainees on Manus Island protest

Detainees on Manus Island protest Source: APP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết đề nghị của New Zealand trong việc định cư 150 người tầm trú thuộc trại tỵ nạn trên đảo Manus chỉ làm gia tăng hoạt động của bọn buôn người mà thôi.


Việc nầy diễn ra khi các chuyến bay chở người tỵ nạn đến Mỹ vào hôm qua.

Thủ tướng Malcolm Turnbull nói rằng đề nghị của New Zealand nhằm định cư 150 người tầm trú trên đảo Manus đã giúp đỡ cho công việc làm ăn của bọn buôn người.

Ông cho biết bọn nầy xử dụng lời đề nghị nói trên mà nước Úc đã bác bỏ để gieo những hy vọng hão huyền, với nhà cầm quyền Bảo vệ Biên giới Úc mới đây đã ngăn chận một số thuyền dự định đến New Zealand.

"Có một số thuyền của bọn buôn người đã tìm cách đến Úc, đã bị lực lượng Bảo vệ Biên giới ngăn chận cho biết họ dự tính đi đến New Zealand".

"Họ tung tin với bất cứ mẫu tin nào mà họ có thể tìm kiếm được và như vậy họ rất bận rộn trong việc quảng cáo và loan tin New Zealand là một điểm đến mới đây", Malcolm Turbull.

Ông Turnbull cũng quay sang chỉ trích lãnh tụ đối lập Bill Shorten khi nói rằng, việc bác bỏ chính sách định cư của chính phủ hiện làm cho tình hình tệ hại hơn.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten đáp trả lại cáo buộc đó và mở cuộc tấn công lên Tổng trưởng Nội vụ  Peter Dutton.

"Nếu quí vị theo dõi cách suy nghĩ của ông Dutton, thì cách thức duy nhất để ngăn trở những kẻ buôn người là giữ những người tầm trú vô hạn định trong suốt cuộc đời còn lại của họ, hoặc phải định cư tại Manus hay Nauru, tôi không tin là ông ta tin tưởng điều đó".

"Lập trường của Lao động rất rõ là chúng tôi ủng hộ việc ngăn chận những kẻ buôn người, nhưng chúng tôi không ủng hộ việc mang những người đến đây bằng thuyền và những kẻ buôn người đến Úc, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải giam giữ họ vô hạn định", Bill Shorten.

Những lời bình luận nói trên diễn ra, khi các chuyến bay chở 40 người tầm trú từ đảo Manus hôm qua để định cư tại Hoa kỳ, theo một thỏa ước ký kết với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Nhóm người tị nạn thứ hai được chấp nhận cho tái định cư ở Hoa Kỳ, từ trại giam giữ người tầm trú của Úc ở hải ngoại tại Manus thuộc Papua New Guinea để đến nước Mỹ.

Năm mươi tám người tị nạn bay từ PNG vào thứ ba, hôm qua tới bờ biển phía đông Hoa Kỳ, từ đó họ sẽ được tái định cư, riêng lẻ và theo nhóm, trên toàn quốc.

Năm ngoái, 54 người tị nạn từ hai đảo tạm giam của Úc, Đảo Manus của PNG và đảo Nauru ở Thái Bình Dương, được tái định cư tại Hoa Kỳ.
"Chính phủ New Zealand đã lập lại lời đề nghị nhận 150 người tầm trú và họ lẽ ra có thể sống trong an bình hiện nay, trong khi họ vẫn sống trong điều kiện mà Cao Ủy Tỵ Nạn và Liên hiệp quốc nhiều lần cho biết, họ hết sức tuyệt vọng và ở trong các điều kiện nguy hiểm", Amy Frew.
Một nhóm 130 người tị nạn khác trên đảo Nauru đã được chấp nhận cho tái định cư và ​​sẽ rời đảo trong những ngày hoặc vài tuần tới.

Khoảng 2000 người tị nạn và người xin tị nạn, vẫn còn ở trong các trung tâm giam giữ người tầm trú hải ngoại của Úc.

"Hiệp ước của Hoa Kỳ" - được coi là "bế tắc" đã được người tiền nhiệm Barack Obama và thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, ký kết vào tháng 9 năm 2016.

Để đổi lại, Hoa Kỳ xem xét tái định cư 1.250 người tị nạn từ các trại ở nước ngoài của Úc, Úc đã đồng ý đưa những người tị nạn từ các trại tị nạn của Mỹ ở Costa Rica.

Những người tỵ nạn đến từ các quốc gia bắc Trung Mỹ bao gồm El Salvador, Guatemala và Honduras.

Cho đến nay, có khoảng 30 người đã được tái định cư tại Úc.

Không có người Somalia hay Iran nào được bao gồm trong những nhóm tị nạn mới nhất, được chấp nhận để tái định cư.
Ông Trump hiện thi hành "lệnh cấm du lịch" khi cấm công dân các quốc gia này đi du lịch đến Mỹ.

Bà Amy Frew là luật sư tại Trung tâm Luật pháp nhân quyền Úc châu.

Bà cho đài SBS biết rằng, những người rời khỏi đảo Manus sau gần 5 năm bị giam giữ, lại tìm thấy hy vọng lần nữa.

"Tôi không thể hình dung được họ cảm thấy như thế nào, khi bay đến chỗ định cư an toàn sau 4 năm rưỡi bị cầm giữ".

"Thế nhưng không may cho 2 ngàn người còn ở lại, không có kế hoạch, không có thời biểu nào cho họ".

"Những người nầy cứ chờ đợi trong vô vọng, khi mất đi niềm hy vọng rằng họ là những người may mắn trong những chuyến bay kế tiếp", Amy Frew.

Bà Frew cho biết có nhiều người tầm trú, có thể sẽ rời khỏi Nauru trong tháng tới.

Bà nói rằng việc không nhận đề nghị định cư của New Zealand, khiến nước Úc gặp nguy cơ chống đối từ Liên hiệp quốc.

"Chính phủ New Zealand đã lập lại lời đề nghị nhận 150 người tầm trú và họ lẽ ra có thể sống trong an bình hiện nay, trong khi họ vẫn sống trong điều kiện mà Cao Ủy Tỵ Nạn và Liên hiệp quốc nhiều lần cho biết, họ hết sức tuyệt vọng và ở trong các điều kiện nguy hiểm", Amy Frew.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share