Diễn đàn Hợp tác Trung quốc-Phi châu lần thứ ba diễn ra tại Bắc kinh

Chinese President Xi Jinping meets African leaders

Chinese President Xi Jinping meets African leaders Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống và Thủ tướng thuộc các nước trên lục địa Phi châu hiện có mặt tại Bắc kinh trước Diễn đàn Hợp tác Trung quốc-Phi châu lần thứ ba.


Cuộc họp thượng đỉnh sau cùng diễn ra cách nay 3 năm và lúc đó chủ tịch Trung quốc Tập cận Bình hứa hẹn cho vay và trợ giúp Phi châu với số tiền hơn 60 tỷ Mỹ kim.

Lần nầy các nhà lãnh đạo dự trù sẽ nhận được số tiền nhiều hơn nữa.

Giao dịch thương mại của Trung quốc với các nước Phi châu đã vượt qua mức mậu dịch của Âu châu và Hoa kỳ từ lâu, với mức độ gia tăng lên đến 170 tỷ Mỹ kim hồi năm rồi và con số nầy gấp 4 lần các giao dịch của Mỹ với các nước Phi châu.

Từ năm 2000 cho đến 2016, Trung quốc cho vay khoảng 125 tỷ đô la trên khắp lục địa Phi châu và việc đóng góp đáng kể nhất là vào 3 nước có mức rủi ro lớn nhất ở châu lục nây là Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti và Zambia.

Chủ tịch Trung quốc Tập cận Bình tuyên bố trước phòng họp gồm các nhà lãnh đạo Phi châu là món nợ của Trung quốc cho vay không có bất cứ điều kiện nào đi kèm.

"Chúng tôi không can thiệp vào nội tình của các nước Phi châu, hay áp đặt ý muốn của chúng tôi lên họ, hoặc đính kèm bất cứ điều kiện chính trị nào trong kế hoạch viện trợ kinh tế cho Phi châu, chúng tôi cũng không mưu tìm các thắng lợi chính trị một cách ích kỷ, trong việc đầu tư và hợp tác về mặt tài chính với Phi châu”.

Tâm điểm của kế hoạch năm 2018 dự trù sẽ là sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ trị giá hàng ngàn tỷ đô la, vốn là một tham vọng về mậu dịch nhằm nối Trung quốc bằng đường bộ hay đường biển với thế giới.

Phi châu là một đối tác quan trọng với 9 nước đã ký kết và 20 nước khác được biết đang thảo luận với chính phủ Trung quốc.

Ngoại trưởng nước Burundi là ông Ezechiel Nibigira cho biết, có sự tôn trọng lẫn nhau giữa Trung quốc và các nước Phi châu.

“Trung quốc hiện hoàn thành chính sách chính trị về mối quan hệ hổ tương giữa Trung quốc và các nước Phi châu , tình hữu nghị nầy dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi”.

Đó là một tình cảm mà Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ.

Ông cho biết điều quan trọng là có Trung quốc là một đối tác và ông nói thêm, Trung quốc hiện giữ một vai trò hết sức xây dựng trên lục địa Phi châu.

Ông tin rằng, chủ nghĩa đa phương là con đường tiến tới cho lục địa đen nầy.

“Chúng tôi phải đưa thế giới ra khỏi khu rừng rậm rạp và tình hữu nghị xây dựng trên quan hệ hữu hảo mà chúng ta có trong một hệ thống đa phương, vốn gắn kết mọi nước với nhau".

"Điều nầy có nghĩa là chúng ta tin vào chủ thuyết đa phương, vào kết quả cùng có lợi sẽ gắn kết với nhau".

"Chúng ta phải nêu cao tiếng nói và nhấn mạnh rằng, cách thức tốt nhất mà thế giới có thể theo đuổi, là một đường lối cùng có lợi khi cộng tác với nhau”, Cyril Ramaphosa.
"Từ quan điểm của Trung quốc, họ biết vấn đề nầy nên tìm cách tái xác định việc đầu tư, nên không dính vào các khó khăn về chính trị”, Richard McGregor.
Trong khi đó, Trung quốc bác bỏ việc đã thi hành kế hoạch mà một số người cho rằng đó là chính sách sập bẫy nợ, thế nhưng nước nầy dường như lợi dụng cơ hội qui tụ các nhà lãnh đạo Phi châu, để đưa ra một vòng tín dụng mới qua việc tài trợ, sau một lời hứa là cho các nước Phi châu vay đến 60 tỷ đô la, mà Trung quốc đã tuyên bố trong cuộc họp thượng đỉnh 3 năm trước tại Nam Phi.

Hai nước Ethiopia và Zambia đều vay nhiều từ Trung quốc, đã bày tỏ ước muốn tái cơ cấu lại số nợ của họ, trong khi các ngân hàng tin rằng các nước như Angola và Cộng hòa Congo đã làm như vậy, mặc dù các chi tiết rất sơ sài.

Thế nhưng ngay cả những nước nợ nhiều với Trung quốc nói rằng, Bắc kinh đưa ra các điều kiện tốt hơn các ngân hàng Tây phương, ngoài ra các nước Âu châu và Hoa kỳ không sánh được với sự hào hiệp của Trung quốc.

Ông Richard McGregor là nghiên cứu gia cao cấp về Đông Á tại Viện Lowy.

Ông cho biết, Trung quốc hiện tìm cách tái xác định việc đầu tư nhằm tránh các khó khăn có thể xảy ra.

“Vâng, tôi không nghĩ chúng ta nhin thấy Phi châu theo kiểu các kiểu mẫu thái quá như đã thấy tại Venezuela và Scri Lanka, nơi các dự án tại các quốc gia nầy đã mang lại nhiều nợ, mà Trung quốc đã trừ vào các bất động sản".

"Thế nhưng có một thất bại tại một số quốc gia ở Phi châu như Angola, ở Kenya chẳng hạn, nơi công cuộc đầu tư của Trung quốc là một vấn đề chính trị cao độ và các nhà lãnh đạo chính trị tại các nước nầy đã lên tiéng than phiền, vì vậy tôi nghĩ sẽ có vấn đề lớn lao và các nhà lãnh đạo của những nước nầy đã than phiền rồi, nên tôi nghĩ sẽ là một vấn đề lớn lao cho Trung quốc khi tiến bước".

"Từ quan điểm của Trung quốc, họ biết vấn đề nầy nên tìm cách tái xác định việc đầu tư, nên không dính vào các khó khăn về chính trị”, Richard McGregor.

Cư dân của một số quốc gia Phi châu than phiền về việc xử dụng các lao động Trung quốc trong việc xây dựng các dự án thay vì là người dân địa phương với những gì được xem là các thỏa thuận đặc biệt cho các công ty Trung quốc.

Mối quan ngại của họ dường như ngày càng gia tăng khi các nước ở những nơi khác trên thế giới đặc biệt là vùng Đông Nam Á bắt đầu đặt nghi vấn liệu viện trợ của Trung quốc có phải trả một giá khá đắt hay không.

Mỗi quốc gia Phi châu đều có đại diện tại Diễn đàn Mậu dịch chỉ trừ Swaziland nay là eSwatini, vốn là đồng minh cuối cùng của đảo quốc tự trị Đài loan ở Phi châu, từ lâu đã từ chối yêu cầu của Trung quốc đoạn giao với Đài loan và thay vào đó nhìn nhận Trung quốc
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share