Người khuyết tật lúng túng khi chó dẫn đường không được vào các nơi công cộng

Charlie and Yahtzee

Charlie and Yahtzee Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chó dẫn đường cho người khiếm thị từng là phương pháp hỗ trợ phổ biến nhất. Hiện nay các chú chó đang được sử dụng để giúp đỡ những người bị suy giảm thể chất và tinh thần, bao gồm rối loạn căng thẳng sau chấn thương, tự kỷ và động kinh. Tuy nhiên luật pháp và quy định xung quanh việc sử dụng động vật để hỗ trợ người khuyết tật vẫn chưa bắt kịp với xu hướng hiện tại.


Bé Charlie bảy tuổi, bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi em lên ba, sau khi gia đình nhận thấy Charlie có dấu hiệu chậm phát triển.

Mẹ của em, bà Jodie Mizzi nói rằng em hơi khác biệt so với những đứa bé khác.

"Trong cuộc sống bình thường, Charlie sẽ cố gắng tránh sự va chạm, bất kỳ việc gì kích thích giác quan cũng khiến thằng bé cảm thấy thực sự khó chịu và tìm cách lảng tránh."

Từ một bài chia sẻ trên trang Facebook dành cho nhóm phụ huynh có con bị chứng tự kỷ, bà Mizzi đã được giới thiệu việc tìm một chú chó trị liệu bệnh tự kỷ cho con trai của bà, bé Charlie.

Khi một chú chó Lab màu vàng bước vào cuộc sống của cậu bé Charlie, mẹ của em bà Mizzi nói rằng việc này có tác động với Charlie ngay lập tức. Đây là một giống chó săn mồi được nuôi rất phổ biến ở Mỹ, thường được dùng để tìm, đánh hơi và tha con mồi về cho chủ trong các buổi đi săn.

"Charlie vỗ nhẹ vào chú chó Yahtzee hoặc dựa đầu vào lòng chú chó, rồi âu yếm với Yahtzee. Việc này thực sự khiến hệ thống giác quan của con tôi được hoạt động, Charlie đã bình tĩnh hơn rất nhiều."

Từ khi có chú chó Yahtzee bên cạnh, sự phát triển của Charlie đã được cải thiện đáng kể.

"Một trong những thay đổi lớn nhất là ngôn ngữ của thằng bé. Con trai tôi đã không nói một lời nào khi chúng tôi mang Yahtzee về nuôi. Mặc dù chúng tôi áp dụng nhiều liệu pháp ngôn ngữ và và giao tiếp trước đó, thế nhưng chú chó Yahtzee là một công cụ để chúng tôi có thể thực hành liệu pháp tập nói trong thực tế. Bằng cách kích thích giác quan, vỗ về chú chó, đầu của Yahtzee dụi vào đùi của thằng bé, việc này thực sự giúp Charlie điều chỉnh hành vi của mình."

Sự thay đổi trong cách điều trị bệnh tự kỷ mà gia đình đã áp dụng được gọi là "trị liệu với sự hỗ trợ của thú cưng".

Dani Stevens, 25 tuổi, sống cùng Baloo, một chú chó lab có khả năng "cảnh báo động kinh".

Cô Stevens giải thích khi Baloo sủa, cô biết rằng mình phải đến một nơi an toàn nơi, tránh được việc bị thương tích trong một cơn động kinh.

"Con chó này ngửi thấy mùi hóa chất thoát ra từ cơ thể tôi, đó là mùi mà tôi thải ra trước khi lên cơn động kinh. Khi con chó của tôi ngửi thấy chúng, nó sẽ sủa thật to. Do đó tôi biết được trong vài phút nữa tôi sẽ lên cơn. Tôi có thể đi đến chỗ an toàn và ngồi xuống. Tôi cũng có thể nói với ai đó rằng tôi sắp bị co giật, vì vậy tôi không bị ngã hay đập đầu xuống đất, tôi có thể nhờ ai đó giúp mình. "

Trong khi cô Stevens vẫn dùng thuốc để giúp kiểm soát các cơn động kinh của mình, cô nói rằng không có hỗ trợ nào khác, ngoại trừ con chó của mình.

"Không có thiết bị nào khác hoặc phương thuốc nào có thể giúp tôi cải thiện cuộc sống của mình, vì vậy Baloo là một phước lành vì chú chó này đã giúp tôi tự do hơn rất nhiều."
"Không phải tất cả các con chó đều an toàn ở nơi công cộng. Nếu chúng ta có một con chó trợ giúp trong nhà hàng thì đó là một điều tốt, nhưng nếu chúng ta có 30 con chó, một trong số đó là con chó trợ giúp thật sự, 29 con chó còn lại chỉ giả vờ, đó là thảm họa."
Những chú chó của Dani và Charlie, là một phần của làn sóng mới trong việc sử dụng động vật để chăm sóc sức khỏe, hoặc làm giảm bớt ảnh hưởng của các tình trạng bệnh lý khác nhau.

Mặc dù việc dùng chó hỗ trợ bùng nổ trong những năm gần đây, các chuyên gia cho rằng luật pháp và các quy định về lĩnh vực này vẫn còn rất hỗn loạn.

Luật pháp về việc cho phép mọi người đưa động vật hỗ trợ của họ vào không gian công cộng, như cửa hàng, phương tiện giao thông công cộng và nhà hàng, đang tạo ra sự nhầm lẫn. Trong thực tế, mọi người không được phép mang thú cưng vào một nơi nào đó cùng với họ.

Không chỉ có chó, nay thì gà, ngựa và một loạt các động vật khác nhau có thể được định nghĩa là động vật hỗ trợ.

Giáo sư Pauleen Bennett, một chuyên gia về mối quan hệ giữa người và động vật từ Đại học La Trobe, cho biết đã đến lúc cần có một hệ thống nhận dạng và công nhận quốc gia để giải tỏa sự nhầm lẫn này.

"Không phải tất cả các con chó đều an toàn ở nơi công cộng. Nếu chúng ta có một con chó trợ giúp trong nhà hàng thì đó là một điều tốt, nhưng nếu chúng ta có 30 con chó, một trong số đó là con chó trợ giúp thật sự, 29 con chó còn lại chỉ giả vờ, đó là thảm họa."

Bà Bennett nói rằng luật pháp không nhất quán giữa các tiểu bang và không tương ứng với Đạo luật phân biệt đối xử với người khuyết tật liên bang.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta thiếu luật cho vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta cần một hệ thống giúp mọi người có thể xác định các trường hợp hợp pháp."

Những người ủng hộ lĩnh vực này đang hy vọng với sự công nhận quốc gia, chẳng hạn đơn giản như sở hữu một thẻ ID đặc biệt, thì những người có động vật hỗ trợ có thể di chuyển tự do với thú cưng của mình.

Paul Harpur, một luật sư khuyết tật và hiện nghiên cứu luật tại Đại học Queensland, nói rằng đây sẽ là cách tốt nhất khi nhìn về tương lai.

"Tôi nghĩ việc này có thể thực hiện theo quy định. Lĩnh vực này sẽ rất rộng, đòi hỏi được nghiên cứu và suy nghĩ kỹ lưỡng. Thế nhưng tôi nghĩ rằng nếu người khuyết tật có một thẻ cá nhân với ảnh của họ, kèm theo một bức ảnh của con chó, thì mọi việc rất dễ dàng. Nếu chính phủ liên bang quyết định rằng người này có đủ điều kiện để nhận được một con chó hỗ trợ và có thẻ công nhận thì ở bất cứ nơi đâu, họ có thể trình diện và di chuyển tự do với thú cưng của mình.

Thế nhưng ông Harpur cho rằng vẫn còn một chặng đường dài trước khi động vật trợ giúp trở thành một việc được xã hội công nhận.


Share