Nhờ can thiệp kịp lúc một gia đình tỵ nạn Tamil được hoãn trục xuất

The Tamil Refugee Council said the family left Sri Lanka to escape a horrible situation.

The Tamil Refugee Council said the family left Sri Lanka to escape a horrible situation. Source: Tamil Refugee Council/Facebook

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhờ sự can thiệp của các tổ chức tranh đấu trong đó có Liên đoàn Các Hội Đồng Sắc tộc Úc Châu can thiệp với toà án để hoãn chuyến bay chở gia đình này từ Melbourne lên Sydney, hầu cuối cùng trục xuất họ về Sri Lanka.


Một gia đình người tị nạn gốc Tamil sống ở Queensland trong 5 năm qua hiện chờ bị trục xuất về Sri Lanka sau khi họ bị cảnh sát di trú bắt hồi cuối tuần qua để chuyển xuống Melbourne.

Những nhà tranh đấu về nhân quyền cho người Sri Lanka đã nạp đơn đến tòa án tối cao của Úc, nỗ lực nhằm chấm dứt việc chính phủ trục xuất những người tầm trú Aghanistan, Iran, Pakistan và Sri Lanka.

Luật sư Lakshan Dias và 6 nhà tranh đấu cho nhân quyền đã nạp đơn trước tòa án tối cao để tranh tụng về việc trục xuất

Ông Dias cho biết, vụ nầy sẽ được đăng đường xét xử vào ngày 29 tháng 9 sắp tới.

Ông nói rằng một số người bị gởi trả lại nơi xuất phát sẽ gặp những nguy hiểm thực sự đến tính mạng, đó là lý do vì sao những người tranh đấu cho nhân quyền quyết định nạp đơn trước tòa về vụ nầy.

Trong khi đó, Phát ngôn nhân về di trú của Liên đoàn các Hội đồng Sắc tộc Úc châu là ông Ian Rintoul cho biết gia đình gốc Sri Lanka gồm 4 người dù đã có mặt trên chuyến bay về Sydney để bị trục xuất, nhưng họ đã được ở lại Melbourne vào giờ chót.

"Đó là cú điện thoại đến máy bay và lúc đó ở Melbourne để chở họ lên Sydney, nơi việc trục xuất sẽ được thực hiện, để đưa họ ra khỏi Úc".

"Hồ sơ của tòa án trở nên rõ ràng hơn đối với Lực Lượng Bảo vệ Biên giới Úc, do chúng tôi đã xin toà án có phiên xử khẩn cấp để phán quyết rằng việc bắt giữ họ là vô hiệu", Ian Rintoul.

Được biết gia đình nầy có cả hai đứa con chào đời tại Úc, đã bị tạm giam sau khi visa của người mẹ mới hết hạn.

Câu chuyện xảy ra vào lúc 5 giờ sáng trong một ngày đầu tháng ba, một toán cảnh sát cùng nhân viên bảo vệ biên giới và nhân viên an ninh thuộc công ty Serco, đã đến ngôi nhà của một đôi vợ chồng có tên là Nadesalingam và Priya.

Cặp vợ chồng nầy có hai cô con gái nhỏ, một mới 9 tháng là Dharuniga  và bé Kopiga được 2 tuổi, cả hai đều chào đời trên nước Úc và cả gia đình được lệnh rời khỏi nhà.

Hội đồng Tỵ nạn Tamil nói rằng, gia đình chỉ được cho có 10 phút để thu thập hành lý mọi thứ từ ngôi nhà ở Biloela, thuộc trung tâm tiểu bang Queensland.

Hội đồng cho biết, cả 4 được đưa đến một phi trường gần nhất để bay về Melbourne, rồi nay bị tống vào một căn hộ bị khóa kín cửa.

Hội đồng nói rằng, họ không thích hợp được với điều kiện hiện sống tại đây.Phát ngôn nhân của Hội đồng Tỵ nạn Tamil là ông Aran Mylvaganam cho biết, gia đình nầy đã rời Sri Lanka để trốn thoát một tình trạng khủng khiếp.

"Một số tin tức mới đây, đã nêu bật tình trạng đàn áp diễn ra tại Sri Lanka".

"Các chính phủ liên tiếp tại đây đã nói dối về những vụ vi phạm nhân quyền của họ và tiếp tục duyệt xét tệ hại đối với người Tamil. Sri Lanka là một quốc gia khiến cho người Tamil cũng như các sắc dân thiểu số khác, luôn sống trong sợ hãi và đó không phải là một nơi an toàn để sinh sống," Aran Mylvaganam.

Được biết, gia đình nầy đã sống tại thị trấn Biloela trong 4 năm qua.

Nadesalingam và Priya đến Úc bằng thuyền trong những chuyến riêng biệt, trước khi họ gặp nhau và kết hôn tại Úc.

Chính phủ liên bang cho rằng, tình trạng tầm trú của họ đã được điều tra trong nhiều năm qua và cuối cùng thì tìm thấy, họ "Không hội đủ các nghĩa vụ bảo vệ của nước Úc".

Bộ Nội vụ trong một thông cáo nói rằng, " Những người ngoại quốc không có visa có hiệu lực và cũng hết mọi phương cách khiếu nại để ở lại Úc, sẽ tự nguyện hồi hương về quốc gia mà họ mang quốc tịch".

Bản thông cáo còn viết tiếp, " Những người không tự nguyện hồi hương, sẽ bị giam giữ và trục xuất khỏi nước Úc".

Bộ cho biết việc di dời gia đình nói trên khỏi nhà, được tiến hành theo một cách thức an toàn và trật tự.
"Họ có công ăn việc làm, được sự hỗ trợ ở đây, tại sao chúng ta lại trả họ về?", Angela Frederick.
Trong khi đó, Hội đồng Tỵ nạn Tamil nói rằng, hai đứa trẻ đi cùng chiếc xe van như mẹ của chúng, nhưng không được ngồi chung với người lớn.

Cha mẹ của hai bé cho biết, họ bị áp lực phải ký vào các văn kiện đồng ý với tình trạng được gọi là, "tự nguyện ra khỏi nhà".

Ông Mylvaganam phát ngôn nhân của Hội đồng Tỵ nạn Tamil nói rằng, họ đã bị hướng dẫn sai lạc về tình trạng visa của họ.

"Gia đình vẫn chưa hết các phương cách để khiếu nại, thế nhưng họ bị hướng dẫn sai lạc để tin rằng, họ sẽ được nhân viên di trú phụ trách hồ sơ cho họ, sẽ gia hạn visa bắc cầu".

"Đó là lý do vì sao họ chờ đợi, mặc dù visa của họ hết hạn vào ngày 4 tháng 3 vừa qua".

"Đó cũng là trường hợp của nhiều người tầm trú, khi hết hạn visa thì nhân viên di trú phụ trách hồ sơ gia hạn sau khi visa đáo hạn".

"Họ cứ tưởng rằng, trường hợp của họ là như vậy", Aran Mylvaganam.

Luật sư Simon Brook thuộc Dịch vụ Cố vấn và Giúp đỡ các Trường hợp Tỵ nạn cho biết, tiến trình tầm trú vốn dĩ là phức tạp và bất công.

"Điều có thể xảy ra là, gia đình nầy đã trải qua một tiến trình bất công và không thể trình bày khiếu nại của họ một cách thích hợp".

"Chính phủ cắt giảm ngân khoản cho người tầm trú, để trình bày trường hợp của họ từ năm 2014 và điều đó có nghĩa là, mọi người hiện không được trình bày trường hợp của mình trong tình trạng nầy, cũng không có sự cố vấn của các chuyên gia luật pháp cần thiết, để họ trải qua một tiến trình phức tạp như vậy", Simon Brook.

Một người bạn của gia đình là bà Angela Frederick, đã bắt đầu việc khiếu nại trên trang mạng change.org, để mang lại những gì mà bà mô tả là, "đưa gia đình xinh đẹp, dễ thương nầy trở lại Biloela".

Bà cho biết, gia đình nầy rất được cộng đồng hoan nghênh và mong mỏi có ngày họ trở lại, bà cũng yêu cầu Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton, chớ nên trục xuất cả bốn trở về Sri Lanka.

"Họ trở về trắng tay và chẳng còn gì cả".

"Các gia đình khác hoặc bị chết do bị giết hay những nguyên do khác, rồi họ ra đi như những người tỵ nạn tại các quốc gia".

"Vì vậy nay chúng ta lại trả họ về với hai bàn tay trắng, ngay từ nước Úc nầy".

"Họ có công ăn việc làm, được sự hỗ trợ ở đây, tại sao chúng ta lại trả họ về?", Angela Frederick.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share