Tết Mậu Thân, 50 năm nhìn lại

Huế 15/03/1968 sau khi quân đội VNCH và quân đội Mỹ tái chiếm lại

Huế 15/03/1968 sau khi quân đội VNCH và quân đội Mỹ tái chiếm lại Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trận Mậu Thân qua đánh giá của các chuyên gia quân sự, phóng viên báo chí trong và ngoài nước, các tác phẩm văn học, các cựu quân nhân VNCH; qua lời kể các nhân chứng trực tiếp và thân nhân các nạn nhân bị sát hại trong Mậu Thân Huế và cả những người đã tham gia vào phía quân đội Bắc Việt, để mong tìm ra lời giải thích khả dĩ nào cho cuộc thảm sát đẫm máu này mà 50 năm sau vết thương chưa lành.


Tết Mậu Thân 1968, khi quân đội VNCH được nghỉ phép về nhà ăn tết và bãi bỏ lệnh giới nghiêm ba ngày từ Mùng 1, Mùng 2, Mùng 3 để đón năm mới thì quân đội Cộng Sản Bắc Việt tổng tấn công vào khắp các đô thị miền Nam gây ra một cuộc thương vong tàn khốc.

Người đứng đầu Ban Lịch sử Quân sự tại Nhà Tưởng niệm Chiến tranh Úc, Ashley Ekins nói, mục đích của Cộng sản trong cuộc tổng tấn công này là làm nên sự bất ngờ để chiếm trọn miền Nam.

"Vào thời điểm đó, có vẻ như cuộc tổng tấn công Mậu Thân được chính quyền Cộng Sản Bắc VIệt dàn dựng nhằm gây bất ngờ với mong muốn gây ra tổn thất nặng nề cho người Mỹ để tiêu diệt các lực lượng Mỹ và lính VNCH từ đó chiếm miền Nam."

Nói đến yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công Mậu Mậu Thân thì có một số chi tiết lịch sử rõ ràng cần nhắc lại.

Ngày 19-10-1967, Chính quyền bên phía quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố:

"Vào dịp Tết Mậu Thân, miền Bắc Việt Nam tự nguyện ngưng bắn từ 27-01 đến 03-02-1968" (tức 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân, 8 ngày).

Ngày 17-11-1967, tới lượt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đưa ra tuyên bố tương tự.

Phía chính quyền Đệ Nhị Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến ngày 16-12-1967 mới tuyên bố cũng tự nguyện ngừng bắn từ ba ngày, từ mồng 1 đến mồng 3 Tết Mậu Thân, tuy nhiên lệnh ngưng bắn này sau đó rút xuống 36 giờ từ chiều tối 30 Tết đến sáng mùng 2.

Sau tuyên bố vừa kể, đa phần quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa được nghỉ phép ăn Tết, lệnh giới nghiêm trên toàn miền Nam được bãi bỏ.

Với nhiều người lính Nam Việt Nam nghỉ phép như thỏa thuận ngưng bắn đón xuân giữa hai bên tham chiến, lực lượng Cộng sản đã thấy đây là một cơ hội để đánh úp lật đổ chính phủ VNCH được Hoa Kỳ hậu thuẫn.

Ký giả Hugh Lunn, người Úc, quê Brisbane phóng viên Reuters tới Việt Nam vào cuối tháng Hai năm 1967 lúc 26 tuổi kể về những gì đã chứng kiến tận mắt về trận Mậu Thân ở Sài Gòn trong cuốn 'VIETNAM: A Reporter's War', xuất bản năm 1985.

Cuốn sách này đã đoạt giải văn chương của Melbourne Age Book năm 1985, đã trở thành tác phẩm kinh điển, được trích giảng trong chương trình học các lớp 11 và 12.

"Trước Tết Mậu Thân 1968, như thông lệ, đã có thoả thuận đình chiến giữa đôi bên; thường là một tuần. Năm ấy, phía VC cũng muốn như vậy, bắt đầu từ 27 tháng 1. Nhưng phía Hoa Kỳ và VNCH không muốn phía Cộng Sản có thời gian dài như vậy để tập trung lực lượng, đã phản đề nghị, rút thời gian ngưng chiến xuống còn có 48, và cuối cùng là 36 giờ, bắt đầu từ 6 giờ chiều Thứ Hai ngày Tất Niên (29-1), đến 6 giờ sáng Thứ Tư, mùng Hai Tết (31-1). Chiều mùng Một Tết (30-1), tuy có tin đánh nhau ở Huế và Đà Nẵng, nhưng cũng tưởng đó chỉ là chuyện vi phạm ngừng chiến thường xảy ra mỗi năm. Sài Gòn vẫn hoàn toàn yên tĩnh, ăn Tết như thường lệ."

Trên trang Nhân Dân điện tử, tờ báo Đảng ngày Thứ Ba, 15/01/2008, kỷ niệm 40 năm Mậu Thân viết:

"Tháng 5-1967, Bộ Chính trị họp đưa ra chủ trương chiến lược chuyển cuộc kháng chiến lên một bước mới nhằm giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. Quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 10-1967, Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Miền đã chỉ đạo quân và dân trên các chiến trường ra sức chuẩn bị mọi mặt cho "Tết Mậu Thân" 1968. Trên cơ sở đó, tháng 10-1967, Khu ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh tổ chức hội nghị mở rộng để tiếp thu Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Cục, đề ra kế hoạch, mục tiêu tổng tiến công và nổi dậy, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ lớn: Ðánh chiếm các căn cứ đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền."
Hai bai báo cách nhau 40 năm về Mậu Thân trên Nhân Dân
Hai bai báo cách nhau 40 năm về Mậu Thân trên Nhân Dân Source: Getty Images
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share