Kết nối xã hội sẽ giúp giải quyết nạn tự tử

A scene from a controversial internet series about a teen suicide

Tỷ lệ tự tử tại Úc đang cao nhất trong vòng 10 năm qua Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hội nghị thượng đỉnh Quốc gia về vấn đề ngăn chặn nạn tự tử, một sự kiện do Lifeline Australia tổ chức, đã diễn ra ở Sydney, nhằm thảo luận về những cách thức mới giúp giải quyết vấn nạn tự tử và làm cách nào giúp con người vượt qua khủng hoảng.


Tổ chức Lifeline, một tổ chức chuyên hỗ trợ con người về các vấn đề khủng hoảng và ngăn chặn nạn tự tử, cho hay, ở Úc trung bình mỗi ngày có 8 người tự tử.

Đây là tỷ lệ cao nhất trong suốt 10 năm qua, và tính riêng năm 2015, ở Úc có hơn 3,000 cái chết liên quan đến tự tử.

Vẫn chưa có nguyên nhân nào rõ ràng vì sao nước Úc lại có tỷ lệ tự tử cao như vậy, Nhưng theo ông Pete Shmigel giám đốc của tổ chức Lifeline, thì tình trạng cô đơn là nguyên nhân chính.

“Con người tự tự khi cảm thấy bị cô lập, hay cảm thấy cô đơn. Nguyên nhân có thể do mối quan hệ đổ vỡ, bị gia đình ruồng bỏ, áp lực tài chính, hoặc nghiện ngập, hoặc thậm chí, đôi khi do bản thân họ có vấn đề về tâm lý. Cho nên nếu sự mất kết nối là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, thì chúng tôi tin rằng sự kết nối sẽ là cách giải quyết.”
“Con người tự tự khi cảm thấy bị cô lập, hay cảm thấy cô đơn. Nguyên nhân có thể do mối quan hệ đổ vỡ, bị gia đình ruồng bỏ, áp lực tài chính, hoặc nghiện ngập, hoặc thậm chí, đôi khi do bản thân họ có vấn đề về tâm lý." Pete Shmigel.
Ông Shmigel nói sự kết nối cần phải được thực hiện ở tất cả mọi nhóm ngành nghề trong xã hội.

“Đối với Lifeline, chúng tôi cho rằng sự kết nối và thông cảm phải là chủ đề xuyên suốt trong mọi hoạt động của chúng ta. Cho nên, phải xem lại liệu đã có hỗ trợ cho những người đang gặp khủng hoảng chưa? Đã có chương trình chăm sóc những người vừa ra viện sau lần đầu toan tự tử chưa? Vì những người này là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, nên chúng ta phải bảo đảm theo sát họ và có sự chăm sóc sau khi họ ra viện.”

Ông Shmigel nói các cơ quan tổ chức ở mỗi nhóm ngành phải nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn vấn nạn tự tử.

“Chúng ta nên tạo ra một nền tảng văn hóa và những kỹ năng trong nơi làm việc, khi đó quý vị mới có thể thực sự hiểu nhân viên của quý vị đang trải qua khó khăn gì, khi đó quý vị sẽ có đủ tự tin để tiến tới và hỏi họ ‘Tôi có thể giúp đỡ anh/chị như thế nào?’, hoặc tương tự vậy.

"Theo tôi, tất cả đều là từ lòng cảm thông, nhưng vấn đề là chúng ta thực hành nó trong thực tế như thế nào, thông qua việc huấn luyện, các chương trình hỗ trợ vượt qua khủng hoảng và thông qua việc tiếp tục theo sát tình hình.”

Travis Dillon, giám đốc của công ty Ruralco, một trong những công ty nông sản lớn nhất nước Úc. Ông cũng một trong những giám đốc doanh nghiệp đã cho áp dụng các chương trình huấn luyện và nâng cao nhận thức cho nhân viên.
"Khi bạn hỏi một người đang có ý định tự tử rằng ‘có phải anh/chị đang muốn tự tử không?’, người đó sẽ cảm thấy như mở tấm lòng, họ sẽ muốn thổ lộ cho bạn về điều này. Nguyên nhân cốt lõi của việc tự tử là do con người đang cảm thấy tổn thương sâu sắc, nên họ cần phải được ai đó cho họ cơ hội bày tỏ nỗi đau này.” Pete Shmigel.
Trả lời phỏng vấn đài ABC, ông Dillon nói chương trình này đã thực sự tạo ra sự khác biệt

“Không chỉ là một đối tác của Lifeline, mà chúng tôi còn có những chương trình huấn luyện và nâng cao nhận thức trên khắp cả nước. Chúng tôi đã triển khai những chương trình này suốt 6 tháng qua, đồng thời chúng tôi có một đại diện từ Lifeline đến trình bày và huấn luyện cho nhân viên cũng như các khách hàng của chúng tôi, và kể cả những người trong cộng đồng muốn đến tham gia huấn luyện.

"Vài tuần trước, chúng tôi đã tổ chức một chương trình như vậy ở Gunning, NSW, và chúng tôi cũng có một văn phòng tại đây để tổ chức các chương trình như vậy. Chúng tôi chắc chắn đây là vấn đề ở các vùng nông thôn ở Úc, và chúng tôi thấy tất cả những gì chúng tôi đang làm đều tạo ra sự cộng hưởng lẫn nhau.”

Ông Dillon nói nâng cao nhận thức về nạn tự tử là điều rất quan trọng.

“Chúng tôi không muốn trở thành những chuyên gia trong vấn đề tự tử. Cái chúng tôi muốn là có thể nhận biết các dấu hiệu. Cho nên, chương trình huấn luyện của chúng tôi được triển khai theo cả hai hình thức online và trong phòng học, nhưng chương trình này không được thiết kế để đào tạo ra những chuyên gia trong vấn đề tự tử, mà chỉ nhằm nâng cao nhận thức và biết cách mở đầu cuộc trò chuyện với những người đang cần trợ giúp.”

Ông Pete Shmigel, giám đốc của tổ chức Lifeline nói, nếu một người thực sự quan tâm đến ai đó, thì người đó phải có thể mở miệng ra hỏi được câu hỏi ‘Bạn đang muốn tự tử phải không?’.

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi và theo những số liệu nghiên cứu, khi bạn hỏi một người đang có ý định tự tử rằng ‘có phải anh/chị đang muốn tự tử không?’, người đó sẽ cảm thấy như mở tấm lòng, họ sẽ muốn thổ lộ cho bạn về điều này. Nguyên nhân cốt lõi của việc tự tử là do con người đang cảm thấy tổn thương sâu sắc, nên họ cần phải được ai đó cho họ cơ hội bày tỏ nỗi đau này.”


Share