Sức khoẻ là Vàng: Chăm sóc xoa dịu giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh nan y và gia đình

Assisted dying is one thing, but governments must ensure palliative care is available to all who need it

"While assisted dying is contentious, access to palliative care should not be." Source: Getty, iStockphoto

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chăm sóc tạm thời xoa dịu nhằm cải tiến chất lượng cuộc sống của một người khi người này đang đương đầu với căn bệnh có thời gian sống giới hạn. Chăm sóc này chú tâm vào nhu cầu của họ và nhắm vào việc ngăn ngừa và làm giảm đi sự đau khổ. Dịch vụ chăm sóc xoa dịu không chỉ mang lại sự bình an về thể chất và tinh thần của bệnh nhân mà còn giúp đỡ gia đình trong khi chăm sóc cho người thân của họ.


Thật không may nếu quý vị có người thân, thậm chí chính bản thân mình bị mắc những bệnh nặng, bệnh nan y không thể chữa khỏi. Khi đó, người bệnh và những người thân của người bệnh rất hoang mang, khó khăn về nhiều mặt, họ không biết phải làm gì, phải biểu lộ cảm xúc thế nào.

Y học ngày càng tiến bộ, không chỉ tiến bộ lĩnh vực chữa lành bệnh mà còn quan tâm mọi khía cạnh khác của con người, trong đó có chuyên ngành Chăm sóc xoa dịu (Palliative Care) mà bác sĩ gia đình và điều dưỡng gia đình là những người trực tiếp thực hiện.

Chăm sóc xoa dịu sẽ giúp cho bệnh nhân và người thân có chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể trong thời gian khó khăn đó và giúp chính bệnh nhân và người thân có thời gian chuẩn bị cho sự ra đi một cách nhẹ nhàng nhất hay thậm chí giúp cho những người thân ổn định cuộc sống sau thời gian người bệnh ra đi.

Theo tổ chức y tế thế giới, "Chăm sóc xoa dịu là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác như triệu chứng thực thể, tâm lý, xã hội, tâm linh."

Khi nào chăm sóc xoa dịu nên được áp dụng?

- Từ khi chẩn đoán: Chăm sóc giảm nhẹ ban đầu, giúp bệnh nhân tiếp cận và lên kế hoạch càng sớm càng tốt.

- Xuyên suốt quá trình bệnh cùng với điều trị đặc hiệu (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…) giúp giảm nhẹ triệu chứng, tác dụng phụ, thúc đẩy sự tuân thủ, nâng cao hiệu quả điều trị.

- Khi điều trị đặc hiệu kém thích hợp, kém hiệu quả, không khả thi: suy tim giai đoạn cuối, suy thận giai đoạn cuối, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối…

- Khi bệnh nhân qua đời (chăm sóc và điều trị tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho người thân và gia đình).

- Bệnh ung thư ở mọi giai đoạn, bệnh nhân đều có thể cần chăm sóc tại nhà, không chỉ giai đoạn cuối. Bệnh nhân được chăm sóc tại nhà được theo dõi ngoại trú bởi đội bác sỹ - điều dưỡng gia đình chăm sóc giảm nhẹ theo định kỳ. Chính việc này nâng cao hiệu chất lượng cuộc sống và nâng cao tính tuân thủ trong điều trị.

Chăm sóc xoa dịu là phương pháp chăm sóc sao cho những người bị bệnh hiểm nghèo có cuộc sống bình an nhất, có thể được, về thể chất lẫn tinh thần.

Dịch vụ chăm sóc xoa dịu dành cho ai?

Ai cũng sử dụng được dịch vụ này, bất kể tuổi tác, sắc tộc, văn hóa, tầng lớp xã hội hoặc tín ngưỡng, và hầu hết các dịch vụ đều miễn phí. 

Dịch vụ chăm sóc xoa dịu cũng giúp cho gia đình trong khi chăm sóc cho người thân của họ. 

Tùy theo nhu cầu của quý vi, dịch vụ chăm sóc xoa dịu có thể bao gồm: 

• Thuốc men và những liệu pháp khác nhằm kiềm chế các triệu chứng và giảm sự đau đớn 

• Hỗ trợ cho thân nhân 

• Giúp đỡ và trang bị các vật dụng cần thiết để quý vị có thể an tâm sống tại nhà nếu điều kiện cho phép

• Giúp đáp ứng được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng hoặc văn hóa của quý vị 

• Nhân viên y tế và các nơi cung ứng dịch vụ khác thường xuyên đến chăm sóc 

Khi quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc xoa dịu, quý vị và gia đình có thể trình bày các nhu cầu cá nhân, nêu lên những thắc mắc và đưa ra các yêu cầu để được chăm sóc tốt nhất trong phạm vi cho phép của dịch vụ.

Trong thời gian sử dụng dịch vụ xoa dịu, bệnh nhân và gia đình của họ luôn là những người quyết định về mọi vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe, cách điều trị và phúc lợi.

Để hiểu rõ hơn về chương trình chăm sóc xoa dịu, chính phủ NSW đã triển khai sáng kiến về chương trình Chăm sóc xoa dịu trên trang Y Tế NSW bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt nhằm  bắt đầu các cuộc thảo luận về chăm sóc xoa dịu trong cộng đồng người Việt.

Giám đốc điều hành Chương trình chăm sóc giảm nhẹ NSW (Palliative Care NSW), cô Linda Hansen, phát biểu rằng nói chuyện về cái chết không hề dễ dàng vì câu chuyện có thể làm cho mọi người cảm thấy bối rối, ngại ngùng và sợ hãi, nên người ta có xu hướng tránh né, không thảo luận chuyện đó với những người đang cần được hỗ trợ. 

“Khi chúng ta tránh né, không nhắc tới nguyện vọng của một người về việc chăm sóc lúc cuối đời thì có thể lại làm gia tăng cảm giác cô đơn, lạc lõng và đau khổ”, cô Hansen nói.

“Quý vị nên chuyện trò với gia đình, bạn bè và với chuyên viên y khoa để họ biết điều gì quan trọng đối với quý vị và phương cách chăm sóc lúc cuối đời cho quý vị, nhằm giúp cho những người xung quanh hỗ trợ quý vị khi cần và để chắc chắn đáp ứng được nguyện vọng của quý vị."

“Nói chuyện về việc này từ trước có thể làm giảm nỗi căng thẳng lúc quý vị lâm bệnh nặng và có thể giúp gia đình và bạn bè nắm được các lựa chọn hiện có và đưa ra các quyết định phù hợp cho việc chăm sóc quý vị.”

Bác sĩ Nigel Lyons, Phó Tổng Thư ký Y tế NSW chuyên trách Hoạch định Chiến lược hệ thống Y tế phát biểu rằng vấn đề chặng cuối cuộc đời ở mỗi cộng đồng có thể mang ý nghĩa khác nhau. Y tế NSW làm việc chặt chẽ với mọi người trong cộng đồng để xây dựng chương trình nhằm đảm bảo chương trình phù hợp và thích ứng về mặt văn hoá. 

“Chăm sóc xoa dịu  là việc hỗ trợ đáp ứng nguyện vọng của một người lúc cuối cuộc đời – bao gồm kiểm soát các triệu chứng và đau đớn, để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giúp đỡ các nhu cầu khác của họ về thể chất, tình cảm hoặc tâm linh”, Bác sĩ Lyons nói.

“Các chương trình phát thanh này để khuyến khích cộng đồng người Việt hãy bắt đầu cuộc chuyện trò và tiếp cận các dịch vụ hiện có khi cần.”

Các chương trình này nằm trong số các dự án nhằm cải thiện việc tiếp cận thông tin về chăm sóc giảm nhẹ và cuối đời cho các cộng đồng văn hoá và ngôn ngữ đa dạng và các nhóm cư dân khác.

Chính phủ NSW đã cam kết đầu tư thêm 145 triệu đô la từ năm 2017 nhằm cải thiện việc tiếp cận và lựa chọn về chăm sóc giảm nhẹ và cuối đời.

Nghe thêm các chương trình phát thanh này tại trang mạng của Y tế NSW tại .



Tìm hiểu thêm thông tin về Chăm sóc xoa dịu tại:

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/Vietnamese


Share