Đội quân cứu hỏa Down Under tăng viện cho đồng nghiệp Hoa kỳ để chữa cháy rừng

Mendocino Complex Fire northern California

A luxury home engulfed in flames in the Mendocino Complex Fire in Lakeport, northern California. (AAP) Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Gần 200 người Úc và người New Zealand lên đường đến Hoa Kỳ để giúp chống lại các vụ cháy rừng đang lan rộng dọc theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Đám cháy đã khiến sáu người chết, thiêu rụi 500 ngôi nhà và tàn phá hơn 375.000 hectares trải dài trên 14 tiểu bang.


Gần 100.000 mẫu Anh đã bị thiêu trụi, sáu người chết và 50.000 người đã được sơ tán - và đó chỉ mới riêng ở California mà thôi.

Tại 13 tiểu bang khác, gần 90 đám cháy khác đang hoành hành và đã có hơn 10.000 nhân viên cứu hỏa đang cố gắng khống chế ngọn lửa.

Giặc lửa hoành hành đến nỗi chính phủ Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu gọi giúp đỡ.

Có 188 chuyên gia về hỏa hoạn từ Úc và New Zealand, bao gồm cả các sĩ quan an toàn và phi công trực thăng, được huy động lập tức bay đến Hoa kỳ vào thứ Sáu này 3/8.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên cứu hỏa của Úc được triển khai ở nước ngoài - hơn 100 người Úc đã hỗ trợ các đồng nghiệp Canada của họ trong vụ hỏa hoạn ở British Colombia năm ngoái.

Rob Rogers, Phó Ủy viên của Phòng cứu hỏa nông thôn New SouthWales cho biết người dân Úc đều mong muốn hỗ trợ các đồng nghiệp của họ tại Hoa Kỳ, và đã có hai lính cứu hỏa Hoa kỳ đã thiệt mạng trong lúc làm nhiệm vụ chữa lửa.

Ông nói rằng lính cứu hỏa Úc biết rất rõ sự tàn phá khủng khiếp của các trận cháy rừng như thế nào.

"Thật không dễ dàng gì khi chứng kiến những sự tàn phá do cháy rừng lên cộng đồng. Nhiệm vụ của lính cứu khỏa là dập lửa và giảm thiểu thiệt hại, nên khi nhìn thấy sự tan hoang của người dân vùng bị lửa cháy thật không dễ dàng chút nào. Và điều này nó nằm trong máu của nhữngngười lính cứu hỏa vì họ lăn xả ra chữa cháy."

Đội ngũ cứu hỏa của Úc sẽ có 60 lính cứu hỏa New South Wales và 12 người từ Queensland.

Victoria và Nam Úc vẫn chưa quyết định số lượng người họ sẽ gửi. Ủy viên Rogers nói rằng nhân viên cứu hỏa Úc là những người rất thiện chiến với việc đối phó cháy rừng.

"Mọi người đến từ Úc đều thông thạo làm việc với Hoa Kỳ. Úc và Hoa Kỳ sử dụng cùng một hệ thống quản lý sự cố - vì vậy người của chúng tôi khi đáp xuống là sẽ đi thẳng tới các nơi đang xảy ra cháy. Chúng tôi đã thực hành điều này nhiều lần trong 18 năm qua, và rõ ràng đây sẽ là một sự tiếp nối của mối quan hệ làm việc gần gũi đó."

Theo sự phân công khi đến Hoa kỳ thì đội cứu hỏa Down Under sẽ đóng quân trên khắp bờ biển phía tây, bao gồm cả ở các tiểu bang phía bắc Oregon và Washington nằm ở phía nam California.

Đây là nơi thiệt hại nặng nhất do hoả hoạn gây ra.

Lửa cháy thiêu rụi thành phố Redding, một thành phố có 90.000 người cách thủ đô Sacramento khoảng 260 km về phía bắc, và mức độ lan của lửa đi kèm với tàn phá đã tăng gấp đôi so với cuối tuần trước.

Nhân viên cứu hỏa cố gắng giảm thiểu những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra, và hy vọng họ có thể khống chế được lửa khi mà những cơn gió có vẻ đã nhẹ dần và không còn hung hãn như trước kia nữa.

Một số cư dân đã trở về nhà để xem xét những gì còn sót lại và họ rất biết ơn những người lính cứu hỏa đã giúp khống chế lửa không thiêu rụi nhà cửa của họ ở đó.

"Mọi thứ đều còn đứng đó chưa bị cháy, tôi thật cảm ơn những người chữa lửa. So với anh trai mình tôi thật may mắn. Nhà của anh cùng vợ và con trai đã bị thiêu rụi."

"Hiện giờ tôi trở nên dễ bị xúc cảm lắm. Thật là khó khăn để kiềm chế cảm xúc. Mỗi ngày, chỉ nghĩ đến việc mọi thứ có còn không, có ổn không là tôi có thể mất ngủ. Mỗi ngày, tôi đều cầu xin "Xin Chúa vui lòng che chở cho nhà cửa của chúng con sẽ còn đó khi chúng con trở về, và thật cám ơn Chúa đã che chở'"

Nhưng các quan chức cảnh báo người dân phải cảnh giác. Nhân viên dịch vụ công cộng của Cứu Hỏa Cali Chris Harvey nói rằng hỏa hoạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

"Điều chính yếu là mọi người vẫn cần phải chuẩn bị và trong tư thế sẳn sàng để di tản. Chúng tôi có một số người chưa sơ tán, nhưng một lần nữa, như hôm nay, chúng tôi có một số người trở về nhà và chúng tôi không muốn họ nghĩ răng mọi chuyện đã ổn. Mọi người vẫn cần phải trong tư thế sẳn sàng với đồ đạc đóng gói sẵn để đi bât cứ lúc nào. Hỏa hoạn vẫn có thể rất thay đổi và chúng tôi muốn mọi người có thể di tản ngay khi có thông báo."

Chính quyền Mỹ cho biết họ vẫn đang tìm kiếm những người mất tích. Dữ liệu liên bang cho thấy cháy rừng đã thiêu rụi 1,8 triệu ha chỉ tính trong năm nay, nhiều hơn mức trung bình cho cùng một khoảng thời gian bảy tháng trong suốt 10 năm qua đến 24 phần trăm.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share