Hạt Giống Yêu Thương (185) Chiến tranh biên giới Việt Trung, 39 năm tan hoang nỗi lòng người ở lại

Thành phố Lạng Sơn bị tàn phá

Thành phố Lạng Sơn bị tàn phá Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chiến tranh biên giới Việt Trung là cuộc chiến bị quên lãng. Nhưng ai là người cố tình lãng quên? Những mất mát trong lòng người ở lại 39 năm sau, khi khói súng tan hết trên 6 tỉnh biển giới phía Bắc Việt Nam.


"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh..."

Xứ Lạng hay Lạng Sơn vùng núi xanh tươi với những thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như  Ải Nam Quan (nay đã mất), như chùa Tam Thanh, sông Kỳ Cùng, đền Mẫu Sơn, nàng Tô Thị hóa đá trên núi Vọng Phu...

Nhưng Lạng Sơn cũng là một trong 6 tỉnh biên giới phía bắc hứng chịu cuộc tàn sát ghê rợn của quân Trung Quốc trong cuộc xâm lăng Việt Nam vào tháng 2 năm 1979.

Năm 1979, khi phía Việt Nam với hàng trăm quân xa đầy ắp tân binh miền nam ngày đêm xuyên quốc lộ 13 đổ quân vào Kampuchea.

Thì cuộc chiến biên giới Việt Trung đã nổ ra.

Một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu được Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình gói gọn trong tuyên bố:

 "Phải dạy cho Việt Nam một bài học"

Sáng 17/2/1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự yểm trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tràn vào cửa ngõ Đồng Đăng, Lạng Sơn mở màn cho cuộc chiến 29 ngày trên địa bàn 6 tỉnh  Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Sau 29 ngày, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.
Chiến lũy Trung Quốc
Chiến lũy Trung Quốc Source: Supplied
Một phụ nữ ẩn danh người gốc Lạng Sơn kể cho SBS Radio nghe câu chuyện của gia đình chị.

"Khi họ rút hết đi, họ mang đồ đạc của dân ra chất đống giữa đường, ai ra lấy đồ về thì bị mìn nổ tung xác. Đi qua suối Kỳ Lừa là đến nhà tôi, bước lên xác người chôn vội cứ lún xuống dập dềnh, không biết là ta hay Tàu..."

Ba mươi chín năm rồi mà nổi kinh hoàng còn ám ảnh chị như mới ngày hôm qua.

"Quân Tàu đông lắm, trên chốt bắn đỏ rực cả nòng súng, chết la liệt thế mà họ cứ thổi kèn tiến lên.

"Họ đi đến đâu phá nát đồ đạc nhà cửa ruộng vườn trâu bò đến đó.

Nhà tôi ở Lạng Sơn bị pháo kích sập hết một phần, sau họ vào đóng quân, ra đi phá tan hết, còn viết trên trường ' Đả đảo bè lũ Lê Duẩn".

"Nghĩ đến buồn lắm, vì đất nước mình bị xâm chiếm, ngày ấy trên Radio cứ nhắc đến quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh tàn phá các tỉnh tiền phương..."
Chạy loạn
Chạy loạn Source: Supplied
Nhưng không phải ai cũng may mắn như chị.

Trong số những nạn nhân bị lính Trung Quốc sát hại, điển hình nhất là vụ thảm sát 43 người, đều là đàn bà trẻ em tại ngày 9/3/1979 trên đường rút quân của lính Trung Quốc.

Tất cả 43 thi hài này bị vất xuống một ngôi giếng cổ.

Các nạn nhân bị bịt mắt, trói giât cánh khủy, bị đâm lõm sọ, có xác còn thấy bị đâm nhiều nhát lưỡi lê.

Bia tưởng niệm thảm sát Tổng Chúp
Bia tưởng niệm thảm sát Tổng Chúp Source: Xuân Nhật supplied
Đây là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng 39 năm qua, vết thương chiến tranh vẫn còn rỉ máu.

Cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc là một cuộc chiến bị lãng quên.

Nhưng ai là người cố tình quên lãng?

Hơn 30 năm qua, nhà cầm quyền Hà nội không hề tổ chức tưởng niệm hay cho phép truyền thông lề phải đề cập đến ngày 17/2 mỗi năm.

Chỉ mới vài năm gần đây, một vài tờ báo mới lác đác nhắc đến.

Trong sách giáo khoa về cuộc chiến này chỉ vỏn vẹn được tóm tắt trong 11 giòng.

Và trong khi hằng năm Bắc Kinh vinh danh các anh hùng trong  của họ.

Thì tại Hà Nội, việc thắp nén nhang cho những người đã mất năm nào cũng bị ngăn cản.

Còn tại Khuất Khê, bia tưởng niệm 650 chiến sĩ trong trận chiến biên giới cách đây mấy năm theo truyền thông phát giác đã bị đục bỏ hàng chữ 'Quân Trung Quốc xâm lược".

Các thương binh, thân nhân của liệt sĩ và thường dân bỏ mình trước họng súng của lính Trung Quốc không thể không đặt ra câu hỏi:

"Vì sao nhà cầm quyền Hà Nội cố tình không nhắc tới hàng vạn người đã ra đi trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979?"

Lòng dân chưa quên được khi vết thương 39 năm trước chưa được khâu vá vẫn còn tóe máu.

Nhưng không may, vì một lý do nào đó, phải chăng lòng dân lại một lần nữa không hợp vói ý Đảng?

Mời nhấn vào phần âm thanh để nghe tất cả câu chuyện.

 Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese


Share