Scott Morrison công bố gói viện trợ nạn hạn hán 5 tỷ đô la

Prime Minister Scott Morrison in an interview with SBS

Prime Minister Scott Morrison in an interview with SBS Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một ngân khoản vừa được chính phủ đưa ra sau khi nước Úc trải qua đợt hạn hán tệ hại nhất sau nhiều thập kỷ. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài SBS, ông Morrison cũng phát biểu về chính sách tị nạn của Úc, về mối quan hệ với Trung Quốc, về người sáng lập Wikileaks Julian Assange và cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã hạ bệ cựu thủ tướng Malcom Turnbull.


Ngân khoản cứu trợ nông gia 5 tỷ đô la

Một ngân khoản 5 tỷ đô la để bảo vệ nông gia Úc chống lại nạn hạn hán thời gian tới sẽ là trọng tâm trong kế hoạch của Chính phủ Liên bang nhằm giải quyết tình trạng thời tiết khô cằn trong thập kỷ tới.

"Quỹ Hạn hán trong Tương lai" nhằm giúp các nhà sản xuất chính, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng chuẩn bị và ứng phó với tác động của hạn hán.

Nội dung ngân quỹ này được thảo luận tại một hội nghị thượng đỉnh hạn hán quốc gia ở Canberra vào thứ 6 hôm nay.

Phó Thủ tướng Michael McCormack nói rằng quỹ này là rất cần thiết.
"Chính phủ có sự ủng hộ của vùng ngoại ô và nông thôn Úc. Nông gia của chúng ta là tốt nhất trên thế giới. Họ là những người kiên cường nhất trên thế giới, họ cần những sự viện trợ đặc biệt thời điểm này. Họ không cần những gói quà từ thiện mà là sự viện trợ đặc biệt. Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ những thứ đó."
Thủ hiến Tasmania Will Hodgman nói cần nhiều tiền để giúp đỡ người dân. 

"Đây là một cam kết đáng kể. Và chúng tôi mong đợi về chi tiết khoản ngân quỹ này  và vạch ra phương án để số tiền đó có thể hỗ trợ tốt nhất cho  các cộng đồng bị ảnh hưởng."

Tuy nhiên, thủ hiến Queensland Annastacia Palaszczuk mô tả rằng bắt đầu vào năm 2020 là thời điểm không thỏa đáng.

"2020 nghe dường như hơi xa vời khi người nông dân của chúng ta đang phải chật vật với hoàn cảnh hiện tại . Cần có  một khoản tiền ứng trước để giúp những người đang phải đối mặt vì nạn hạn hán này."

Thủ tướng Scott Morrison đã nói với đài SBS rằng ngân khoản này sẽ nhận được khoản viện trợ gần 4 tỷ đô la, sau đó tăng dần cho đến năm 2028.

"Quỹ Hạn hán Tương lai bắt đầu từ 3,9 tỷ đô la. Nó chuyển nhượng vốn nằm trong một ngân khoản khác có sẵn trước đó vào quỹ này cho mục đích cứu trợ hạn hán. Ngân khoản này sẽ tăng dần lên đến 5 tỷ đô la. Và mỗi năm, chúng ta sẽ có thể rút ra khoảng 100 triệu đô-la thu được từ quỹ này, để hỗ trợ cho các dự án chống hạn hán, dự án phục hồi hạn hán, dự án nước và những thứ tương tự, giúp tăng khả năng đối phó với hạn hán trong tương lai." 

Thông báo này được đưa ra khi các nhà lãnh đạo và những nông gia  đã gặp mặt tại Canberra cho một hội nghị thượng đỉnh quốc gia đặc biệt về hạn hán.

Đây là một phản hồi với các  vùng của Tây Úc, Nam Úc, New South Wales và Victoria, những nơi trải qua lượng mưa dưới mức trung bình trong năm nay.

Chính phủ New South Wales cho biết khoảng 98 phần trăm tiểu bang đó đang bị hạn hán, với 10 phần trăm đang hứng chịu hạn hán dữ dội.

Ông Morrison nói rằng người nông dân chỉ đang tìm kiếm một sự tăng thêm và Chính phủ Liên bang đang cố gắng cung cấp nó.

Liên minh vừa bổ nhiệm cựu lãnh đạo quốc gia Barnaby Joyce làm đặc sứ hạn hán.

Thiếu tướng Stephen Day cũng được chọn làm điều phối viên hạn hán của quốc gia.

Ứng phó với nạn hạn hán là trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ trong một cuộc phỏng vấn mở rộng  với đài SBS.

Thủ tướng phản hồi trước tình trạng trẻ em tầm trú ở đảo Nauru

Tuy nhiên cuộc phỏng vấn này cũng đến trong bối cảnh các lời kêu gọi tăng cường về với vấn đề trẻ em tại trung tâm tạm giữ người tầm trú của Úc ngoài khơi ở đảo Nauru và cũng như là dân biểu đàng Tự do Julia Banks công khai tham dự lời kêu gọi đó.

Cứ trong bốn đứa trẻ thì có 1 em được cho là tự sát.

Trong một thông điệp rõ ràng với đảng Lao động, với những dân biểu trong Thượng viện và các nghị sỹ trong chính đảng của mình, ông Morrison đã củng cố lập trường phản đối các đề xuất di chuyển trẻ em ra khỏi đảo.
" Quý vị không thể thương lượng biên giới của mình. Quý vị không thể làm điều đó. Ý tôi là, quý vị không thể đi đàm phán với những tên buôn lậu. Quý vị phải có những chính sách thật rõ ràng. Và đó là vấn đề thường xảy ra ở nơi này - họ không hiểu rằng những vấn đề này được xử lý trong những điều kiện tuyệt đối. "
Khi được hỏi lúc nào thì những đứa trẻ cuối cùng mới rời khỏi Nauru, ông Morrison nói rằng Chính phủ đang "làm việc cật lực để làm điều đó".

Kế hoạch của Thủ tướng về mối quan hệ giữa Úc- Trung Quốc 

Ông nói Chính phủ cũng đang nỗ lực trong mối quan hệ giữa Úc với Trung Quốc và các nước láng giềng gần Úc ở Thái Bình Dương.

Úc đang triển khai thêm nhiều tàu chiến đến Biển Nam Trung Hoa và làm việc tại các căn cứ quân sự trên khắp Thái Bình Dương vì nó vật lộn với quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Morrison đã vạch ra quan điểm của mình về liên minh với Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ làm việc, một cách rõ ràng và theo hướng xây dựng với Trung Quốc, như cách mà chúng tôi luôn làm. Họ là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta và sẽ tiếp tục như vậy."
"Tương lai của cả hai nước gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa bình trong tương lai, sự ổn định và thịnh vượng của tất cả người dân của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào những mối quan hệ hữu hảo đó. ”
Ông nói rằng điều quan trọng là tất cả mọi người được giữ trong tầm kiểm soát.

"Chúng tôi sẽ giảm bớt căng thẳng, không tăng cường nó, và sẽ duy trì đối thoại."

Úc sẽ xử lý thế nào với vụ nhà sáng lập Wikileaks?

Các vấn đề thảo luận ngoài lề khác bao gồm vụ người sáng lập Wikileaks của Úc Julian Assange, đã sống trong đại sứ quán Ecuador ở London trong hơn sáu năm qua nhưng vẫn phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng.

Thủ tướng nói rằng không có ưu tiên nào đối với những thứ ông Assange đã làm.
" Người Úc có thể luôn mong đợi để nhận sự hỗ trợ mà công dân Úc luôn được có. Nhưng mọi người cũng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình khi họ ở nước ngoài. Chúng tôi lúc nào cũng giải quyết với những chuyện này với vai trò là Thành viên của Quốc hội. Thường thì chúng tôi tìm thấy những người Úc ở nước ngoài khi họ gặp khó khăn. Nhưng người Úc cũng không thể an toàn trước những luật pháp của quốc gia mà họ đến, và họ phải tôi trọng luật pháp những nơi đó."
Tương lai chính phủ Morrison sau hai tháng chính trường đầy hỗn loạn  
Và sau hai tháng trở thành thủ tướng, Scott Morrison nói rằng ông không hề hối tiếc về những hỗn loạn xảy ra trong chính trường Úc đã đưa ông đến với vị trí lãnh đạo ngày hôm nay.
Các câu hỏi vì sao Đảng Tự do lật đổ cựu thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn còn bỏ ngỏ, và đảng Tự do sau khi mất đi vị trí của ông Turnbull đã phải chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử khi kết quả cuộc bầu cử Wentworth vừa qua đã đẩy họ vào tình thế bất lợi. 

Nhưng ông Morrison nói rằng ông đã làm những điều ông nghĩ là phù hợp trong hoàn cảnh.

"Các nhà lãnh đạo luôn tiến về phía trước, bất kể hoàn cảnh nào, và vai trò lãnh đạo đòi hỏi quý vị phải làm như vậy mà không có sự bảo đảm nào về tương lai."

Thủ tướng nói rằng ông không có kế hoạch trở thành một trong những nhà lãnh đạo phục vụ ngắn hạn nhất của nước Úc khi Liên minh đang nhắm  cuộc bầu cử liên bang tiếp theo, vào tháng Năm.


Share