Tạp chí Khoa học (55) Hội chứng burnout do làm việc quá sức

The woman is having trouble remembering recent events in her life.

The woman is having trouble remembering recent events in her life. Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vào ngày 29/5, Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên chính thức công nhận burnout là một hội chứng liên quan đến nghề nghiệp, xảy ra do căng thẳng thường xuyên không kiểm soát được nơi công sở. Vậy những đặc điểm của hội chứng này là gì, và làm sao để điều trị chúng?


Hội chứng burnout được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1974, khi các nhà khoa học tìm hiểu mối liên hệ giữa căng thăng nơi làm việc và sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu cho thấy tình trạng này đã gia tăng đáng kể trong 40 năm qua. Và cho đến ngày 29/5 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên chính thức công nhận burnout là một (occupational phenomenon), nhưng chưa hẳn là bệnh lý.

Chuyên viên y tế Hồng Lâm Quang Triết chia sẻ thêm với SBS Vietnamese về hội chứng này.

SBS: Các dấu hiệu của burnout là gì?

Quang Triết: Người mắc triệu chứng burnout có ba đặc điểm sau:

  • cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức
  • cảm thấy tiêu cực và hoài nghi về công việc hiện tại
  • hiệu quả công việc giảm sút.
SBS: Sự khác biệt giữa hội chứng và bệnh lý?

Quang Triết: Burnout syndrome không phải là bệnh lý vì cái gọi là "chữa trị" cho nó thường chỉ dừng ở mức độ tư vấn, hỗ trợ cá nhân về mặt tâm lý, nhằm đưa người bệnh trở lại trạng thái trước lúc burnout. Nói nôm na thì với burnout syndrome chúng ta chỉ cần kiếm soát, chứ không phải là điều trị nó.

SBS: Vì sao việc WHO công nhận burnout là một hội chứng lại quan trọng như vậy?

Quang Triết: Khi chúng ta bị chứng burnout thì sẽ giảm hiệu suất cá nhân, thậm chí có người bị trầm cảm, và những việc này có thể ảnh hưởng nặng đến cái “tâm” của người đi làm, và có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Việc WHO công nhận hội chứng burn out này có ý nghĩa rằng mọi người sẽ được hỗ trợ về mặt sức khỏe tâm thần nhiều hơn, nhằm giúp đỡ cá nhân đó về mặt tâm lý trước khi mọi thứ quá muộn.

SBS: Các biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của burnout?

Quang Triết: Có thể thử các biện pháp sau:

  • Nên cố gắng nghỉ ngơi định kỳ nếu môi trường làm việc của mình có tính chất căng thẳng.
  • Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để có được sự chỉ dẫn đúng nhất, tránh việc suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe cá nhân.
  • Chuyển ngành làm việc, bắt đầu lại từ đầu, đổi hướng sang một công việc khác cũng là một cách giảm tình trạng burnout.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share