Tạp chí Khoa học (34) Những thành tựu khoa học nổi bật trong năm 2018

SCIENCE SPACE

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Từ khoa học không gian, biến đổi khí hậu đến kỹ thuật chỉnh sửa gen, mời các bạn cùng nhìn lại một số thành tựu khoa học nổi bật trong năm 2018.


Hồi tháng 1 năm nay, một nhà vật lý học tiên phong từ Đại học New South Wales, Giáo sư Michelle Simmons, đã được vinh danh là Người Úc của năm 2018.

Và trong bài phát biểu nhận giải của mình, Giáo sư Simmons đã ca ngợi Úc là một nơi tuyệt vời để tiến hành nghiên cứu khoa học.

"Những gì mà chúng tôi đang làm tại Đại học New South Wales ở Sydney thật phi thường," bà nói.

"Chúng tôi cạnh tranh với những tổ chức như Google, IBM và Microsoft, và tôi sẽ rất lo lắng nếu như tôi sống tại một quốc gia nào khác trên thế giới.

"Tôi tin tưởng rằng không nơi nào khác trên thế giới tốt hơn nước Úc như là một địa điểm nghiên cứu khoa học lý tưởng. Và trên cương vị của một người không được sinh ra tại đất nước này, đó là một niềm vinh dự lớn lao - và thành thật mà nói, tôi hoàn toàn bất ngờ khi được công nhận ở đây vào ngày hôm nay."
Michelle Simmons
Michelle Simmons Source: SBS
Hồi tháng 3, cựu thủ tướng Malcolm Turnbull đã bổ nhiệm một chức vụ đại sứ mới nhằm khuyến khích các phụ nữ trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, tức các ngành học STEM.

Phụ nữ hiện chỉ chiếm 1/5 lực lượng lao động STEM tại Úc.

Ông Turnbull cho biết vai trò mới sẽ làm thay đổi điều đó và giúp phát huy các công trình của giáo sư Simmons.

"Nếu quý vị không tận mắt thấy, thì quý vị sẽ không thể hòa nhập vào lãnh vực đó," ông nói.

"Đó là lý do vì sao chúng tôi thiết lập một chức vụ mới, Đại sứ Khoa học Nữ giới, giữ vai trò vận động và truyền cảm hứng, như bà Michelle đã làm, cho phụ nữ và các em bé gái dấn thân vào các ngành khoa học, và nâng cao hiểu biết về các cơ hội trong các môn khoa học và STEM."

Hồi tháng 8, sau 13 năm làm việc, các nhà khoa học Úc đã giải mã hoàn chỉnh bản đồ gen lúa mì, được xem là lớn gấp 5 lần bản đồ gen con người. Các nhà khoa học cho biết việc giải mã bộ gen có thể dẫn đến những cải tiến về sức khỏe cây trồng và giúp bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa như biến đổi khí hậu.

Lúa mì là loài cây được trồng rộng rãi nhất trên thế giới và đóng góp 6 tỷ đô la hàng năm cho nền kinh tế Úc.

Nhà nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Victoria, Josquin Tibbits, cho biết tác động của nghiên cứu này sẽ vô cùng lâu dài.

"Tôi nghĩ rằng công trình này sẽ tác động đến việc nghiên cứu lúa mì trong ít nhất một thế kỷ tới, hoặc lâu hơn," ông nói.

"Một điều bạn có thể chắc chắn là lợi tức đầu tư sẽ lên tới hàng ngàn hoặc hơn cho mỗi đô la bỏ ra.”
Wheat being harvested
Wheat is the most widely cultivated crop on earth, and contributes $6 billion to Australia's economy annually. Source: AAP
Hồi tháng 10, gần một trăm nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới đã công bố một bản phúc trình, cảnh báo khí thải nhà kính phải giảm xuống 0% vào năm 2050 để thế giới hạn chế gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5C so với trước thời kỳ công nghiệp hoá.

Theo bản phúc trình này, việc vượt quá mục tiêu đó có khả năng sẽ giết chết các rặng san hô và khiến hàng trăm triệu người phải hứng chịu những đợt nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt, thiếu lương thực và nước.

Thế nhưng cựu Tổng trưởng Môi trường Melissa Price vào thời điểm đó đã nói với ABC rằng bà nghĩ hội đồng đã đi quá xa khi đề nghị chấm dứt điện than vào giữa thế kỷ này.

"Việc loại bỏ khí nhà kính trước năm 2050 là một tuyên bố phóng đại," bà nói.

"Tôi thật không hiểu nổi vì sao họ có thể cho rằng, đến năm 2050, chúng ta vẫn không có những công nghệ sạch liên quan đến điện than."

Hồi tháng 12, Adelaide được chọn làm nơi xây dựng cơ quan không quan mới của Úc.

Chính phủ Liên bang cho biết cơ quan này, dự kiến mở cửa vào giữa năm 2019, sẽ tạo ra công ăn việc làm và cho phép các doanh nghiệp Úc tiếp cận ngành công nghiệp không gian toàn cầu.

Tổng trưởng Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ Karen Andrew nói việc xây dựng cơ quan không gian tại Adelaide sẽ thúc đẩy thị phần của Úc trong ngành kỹ nghệ toàn cầu.

"Cơ quan không gian đặt trụ sở tại đây nằm trong số những cơ quan không gian khác, tạo cơ hội cho hệ sinh thái đang được phát triển tại đây, nhằm lớn mạnh và trưởng thành hơn, và đặt chúng ta ngang tầm với những đối thủ khác trên thị trường thế giới."
A satellite is seen at the International Astronautical Congress.
The federal government has selected Adelaide as the home of the new Australian Space Agency. Source: AAP
Hồi tháng 12, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê tuyên bố đã tạo ra hai đứa trẻ biến đổi gen đầu tiên trên thế giới.

Ông đã sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen nhằm sửa đổi DNA của phôi người, dẫn đến sự ra đời của hai bé gái sinh đôi với khả năng miễn dịch với virus HIV / AIDS.

Bác sĩ Hạ cho biết ông tự hào về công trình của mình, mặc dù bị đồng nghiệp và chính phủ Trung Quốc chỉ trích và bị trường đại học đình chỉ công tác.

"HIV vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số quốc gia và đặc biệt là các nước đang phát triển. Đây là một nhu cầu nghiêm túc và vẫn chưa được đáp ứng."

Đáp lại, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Ghebreyesus ((geb-ree-AY-sus)) tuyên bố sẽ thành lập một hội đồng nhằm đề ra những hướng dẫn về chỉnh sửa gen, một hoạt động hiện không được kiểm soát.

"Chỉnh sửa gen có thể đem lại những hậu quả không lường trước được, vì vậy đây là lãnh vực chưa được khám phá và cần phải được đánh giá nghiêm túc. WHO đang tập hợp các chuyên gia, và chúng tôi sẽ làm mọi thứ nhằm bảo đảm rằng tất cả các vấn đề - dù là vấn đề đạo đức, xã hội hay an toàn - sẽ được xem xét trước khi thực hiện bất kỳ dự án nào."

Trước đó, vào tháng 3, cái chết của nhà vật lý học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking, hưởng thọ 76 tuổi, đã làm rúng động cộng đồng khoa học thế giới.

Ông Hawking, người mắc bệnh thần kinh vận động (motor neurone disease), nổi tiếng với cuốn sách Lược sử Thời gian, xuất bản năm 1988.

Ông ấy được nhớ đến như một trong những bộ óc vĩ đại nhất thời hiện đại.

"Tâm trí của tôi có thể tự do khám phá vũ trụ, quay ngược về thời điểm bắt đầu và vào các hố đen," ông nói.

"Không có giới hạn nào đối với tinh thần con người."

Những thành tựu khoa học toàn cầu đáng chú ý khác trong năm 2018 bao gồm việc phát hiện hóa thạch loài khủng long mới ở Argentina và Nam Phi, cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã hạ cánh thành công lên Sao Hỏa, và Donna Strickland trở thành người phụ nữ thứ ba giành giải Nobel Vật lý.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share