Hằng ngàn người Rohingya liều chết vượt sông trốn qua Bangladesh

A women is holding her baby

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bạo động bùng phát tại tỉnh Rakhaine, người thiểu số Hồi giáo Rohingya tháo chạy vì cuộc xung đột giữa phiến quân Rohingya và quân đội Miến Điện lại mở màn.


Kể từ thứ sáu tuần trước, có khoảng 2.000 người đã lao vào một cuộc hành trình nguy hiểm vượt sông Naft từ Myanmar băng sang Banladesh khi cuộc chiến mới nhất bùng nổ ở tỉnh Rakhine, Miến Điện.

Các phần tử nổi dậy Rohingya đã mở một loạt các cuộc tấn công phối hợp vào một số trạm cảnh sát đã báo hiệu một sự thay đổi mới trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai bên.

Chính phủ Miến Điện tuyên bố đã di tản ít nhất 4.000 dân làng không phải là tín đồ Hồi giáo khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Liên Hợp Quốc đã xác nhận rằng đã rút tất cả các nhân viên không cần thiết ra khỏi khu vực giao tranh.

Có Ít nhất 12 thành viên của lực lượng an ninh và một số thường dân bị thiệt mạng.

Những người ủng hộ người Rohingya nói nhiều người đã trốn khỏi vùng núi hoặc đang tìm cách băng qua Bangladesh.

Các nhân chứng đã mô tả có thấy hàng trăm người bị mắc kẹt trong một vùng đất " hoang vu không một bóng người" ở một điểm gần biên giới và không vượt qua được vì các lính biên phòng Bangladesh chặn lại.

Người Rohingya đã phải đối mặt với những kỳ thị nghiêm trọng ở tây bắc Myanmar, nơi mà họ không được nhập tịch Miến và bị giới hạn các hoạt động.

 Họ bị các Phật tử Miến Điện, những người chiếm đa số trong quốc gia này xem là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.

Nhưng một số người Rohingya sau nhiều thế hệ sống tại đây có các mối quan hệ gia đình chặt chẽ.

Một số nhà phân tích đang phỏng đoán vụ bùng phát gần đây nhất có thể liên quan đến Ata Ullah, thủ lãnh của một nhóm người nhận trách nhiệm về các vụ tấn công vào tháng 10 và tháng 6 năm ngoái.

Chính phủ Myanmar đã tuyên bố nhóm này là một tổ chức khủng bố và đã đe dọa sẽ hành động tiêu diệt họ.

Việc ngược đãi hơn 1 triệu người Rohingya sống ở Myanmar đã trở thành vấn đề chính đối với bà Aung San Suu Kyi, người đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Người Rohingya trốn chạy sang Bangladesh từ đầu thập niên 1990.

Hiện có khoảng bốn trăm ngàn người tỵ nạn Rohingya sống tại đây.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share