Bầ̀u cử 2016: Cử tri di dân vùng xa xôi Tây Úc lên tiếng

Cử tri di dân vùng xa xôi Tây Úc lên tiếng

Cử tri di dân vùng xa xôi Tây Úc lên tiếng Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Úc đang tiến vào giai đoạn chót của cuộc vận động tranh cử, có nhiều cử tri cũng như các nhóm vận động đã có tiếng nói.


Thế nhưng các cử tri di dân thì sao, đặc biệt là chuyện ít được phổ biến nhất, đó là các cử tri di dân tại các vùng xa xôi.

"Thông thường chúng ta mời láng diềng, gia đình, bạn bè và rồi chúng ta nhận được kẹo bánh, thức ăn ngon vân vân đáp trả".

"Rồi đến lúc chúng ta dùng bữa chung với các gia đình, trò chuyện vui vẻ quanh bàn ăn và nói chuyện về những ngày xưa ra sao".

Đó là lời của cô Siti Aeson, khi cô chào đời và lớn lên tại nước Úc.


Tại Katanning, vốn là một thị trấn nhỏ bé cách thủ phủ Perth của Tây Úc, về phía nam khoảng 3 giờ lái xe.

Thế nhưng quí vị có thể đặt cô nầy trên đường phố của Mã Lai, nơi ông bà của cô ở đây và với chiếc khăn đội đầu cùng chiếc áo dài sát người, cô thích hợp với khung cảnh tại đây.

Rồi một lần nữa, cô cũng thích hợp tại Katanning, vì thị trấn nầy là một trong các nơi đa văn hóa nhất, với khoảng 40 sắc tộc nhận nơi đây là quê hương thứ hai.

Có nhiều lễ lạc diễn ra tại đây, vào thời gian của tháng chay Ramadan, khi bữa ăn tối iftar kết thúc một ngày nhịn đói, vào mỗi buổi chiều tối.

"Lớn lên và sống tại Katanning rồi đi học tại đây, mọi người đều biết lẫn nhau, vì vậy chúng tôi như những người trong gia đình".

"Vâng, chúng tôi quá may mắn để hưởng được những chuyện đó tại Katanning".

Vì vậy thị trấn nầy tràn ngập những chuyện hòa hợp.


Thế nhưng nhiều người thuộc thế hệ mới của những người Úc gốc di dân sinh trưởng tại đây nghĩ rằng, thị trấn cần chính phủ nhìn nhận tốt hơn về những đóng góp của di dân, vào xã hội nước Úc và nền kinh tế nước nầy.

Người anh em họ của Siti Aeson là Mohamed Sinn, là một nhân viên cố vấn về nhân dụng nói rằng, anh ít khi gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc cho các di dân.

"Do họ tin cậy được và hầu hết đều khỏe mạnh, cũng như hòa hợp với cư dân địa phương tại đây".

"Tôi nghĩ đó là một trong những điều tốt, khi có thêm nhiều di dân đến cư ngụ tại một thị trấn nhỏ bé như Katanning, bởi vì phần lớn họ sẽ làm việc lao động như tại các lò sát sinh tại đây. Như tôi nói, họ là những người tin cậy được và hòa hợp rất tốt với những người khác".

Anh nầy 32 tuổi sinh trưởng tại Katanning nói rằng, có những nhu cầu cần có thêm nhiều dịch vụ cho di dân, để họ không phải gặp khó khăn như cha mẹ họ trước đây, dù hiện nay họ cũng chẳng khá hơn.

Anh cho biết, cha mẹ anh trong số hàng trăm người Mã Lai, đến thị trấn nầy hồi thập niên 1970, để làm việc tại các lò sát sinh ở đây.

"Nên có thêm các lớp dạy Anh văn, đọc viết, đếm số để mang lại sự tự tin cho họ để tạo dựng sự nghiệp và đó là động cơ khiến họ đến đây và rồi cũng đáp trả những gì từ họ đã nhận được".

"Không ai biết rõ việc nầy trên đài truyền hình quốc gia, có hàng ngàn người chết mỗi ngày hay mỗi tuần lễ và hàng trăm người chết trên các chiếc thuyền vượt biển, quí vị có quan tâm đến họ không?". Ziagul Sultani, đại sứ trẻ của Hệ thống Cố vấn Giới trẻ Đa văn hóa.


Vị trưởng giáo cùa anh Sinn là ông Alep Mydie nói rằng, ông muốn các chính trị gia thuộc các khuynh hướng nghĩ đến vấn đề kinh tế.

Ông cho biết đó là ưu tiên của ông, đặc biệt với tư cách là một chủ nhân quán cà phê.

"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta phải hoàn thành hay chắc chắn rằng, đất nước nầy đang tiến tới với nền kinh tế".

"Cả hai nhà lãnh đạo đều cho thấy vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và tốt đẹp trong việc tạo thêm công ăn việc làm, phát triển mậu dịch trên toàn thế giới và cả hai đảng đều muốn làm như vậy".

"Bao lâu mà các chính sách tỏ ra thực hiện thành thật, thì mọi người sẽ được hạnh phúc, bằng ngược lại chúng ta sẽ bị khốn đốn nữa".

Một người tỵ nạn A phú hản là Ziagul Sultani cho biết, chẳng có đảng chính trị lớn nào quan tâm đến những lưu ý của cô.

Cô nầy 22 tuổi, là đại sứ trẻ của Hệ thống Cố vấn Giới trẻ Đa văn hóa và cho biết, cô thích nhiều chính sách của đảng Xanh và của đảng Quốc gia nữa.

"Tôi nghĩ vấn đề thay đổi khí hậu quả là lớn lao và chúng ta nên chú tâm vào lãnh vực nầy, thế nhưng cũng phải chú ý đến những người trẻ cũng như quyền hạn và giáo dục của họ".

"Là một người trẻ, tôi chỉ quan tâm đến việc họ làm gì cho giới trẻ trong mỗi kỳ vận động bầu cử của mỗi đảng".

"Tôi nghĩ mỗi người có các lãnh vực riêng của họ, những gì họ quan tâm và họ nhìn xem ai thực sự thực hiện được việc đó".

Cô nói rằng những gì gây khó khăn cho cô, là đường lối của các chính đảng đối với việc người tầm trú đến Úc bằng thuyền.

Cha cô đã rời A phú hản bằng thuyền hồi năm 1999. Cô cho biết, cha cô đã định cư tại Katanning sau 5 năm sống ở Úc, trước khi cuối cùng đoàn tụ với gia đình trẻ cuả ông.

"Quí vị có biết có bao nhiêu người chết tại các nơi như A phú hản, Pakistan, Syria hay Phi châu hay không?".

"Không ai biết rõ việc nầy trên đài truyền hình quốc gia, có hàng ngàn người chết mỗi ngày hay mỗi tuần lễ và hàng trăm người chết trên các chiếc thuyền vượt biển, quí vị có quan tâm đến họ không?".

"Thế giới nầy không thuộc về tôi hay anh và tôi nghĩ, tất cả chúng ta có cùng quyền hạn của một con người hiện sống, như cuộc sống của chúng ta".

Cô cho biết, sẽ tốn kém tiền bạc để đưa người tỵ nạn đến nước nầy và cô không biết, làm thế nào để tránh được những cái chết giữa biển khơi.

Thế nhưng là con của một người tỵ nạn vốn trải qua chuyến đi đầy nguy hiểm, cô cho biết họ đang đền đáp lại những gì đã nhận.



 


Share