Con đường đến Úc của người tầm trú đảo Manus vẫn còn xa vời

An Afghan asylum seeker allegedly attacked on Manus Island in August

Một người tầm trú Afghanistan được cho là bị tấn công ở đảo Manus Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các luật sư của những người tầm trú ở đảo Manus đang đệ đơn lên tòa án cấp cao nhất Papua New Guinea sau khi Tòa tối cao PNG đã bác đơn xin tị nạn của hơn 300 người tị nạn và người tầm trú với lý do mà họ gọi là lý do kỹ thuật


Những người tầm trú và luật sư của họ cho biết họ rất thất vọng sau khi Tòa tối cao Papua New Guinea bác đơn xin chuyển những người tầm trú ở đảo Manus về Úc.

Luật sư Ben Lomai nói đây là một sự thất bại của tòa án, và quyết định này của tòa chỉ đơn thuần dựa vào mặt kỹ thuật.

 “Việc bác đơn của người tầm trú, cơ bản họ chỉ dựa vào mặt kỹ thuật. Chúng tôi rất thất vọng vào giai đoạn này, nhưng đồng thời, điều này cũng cho chúng tôi có thêm nhiều thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ lên tòa.”

Lý do kỹ thuật mà hồ sơ bị từ chối ở đây là luật sư của nhóm người tầm trú đã ký tên trong hồ sơ thay vì thân chủ phải là người ký tên.

Kế hoạch của nhóm giờ đây là quay về đảo Manus để lấy tất cả chữ ký, và sau đó sẽ tái nộp hồ sơ lên tòa án.

Luật sư Lomai cho biết trước đây không có cách nào để vào trong trại gặp những người tầm trú thân chủ của ông.

“Không ai có thể vào được bên trong trại tầm trú, kể cả luật sư, nhà báo và thậm chí những tổ chức quốc tế khác. Đây là lý do vì sao khi chúng tôi nhận được hướng dẫn, mọi quyết định đã xong xuôi.”
'Lý do kỹ thuật' mà hồ sơ xin chuyển đến Úc bị từ chối là do luật sư của nhóm người tầm trú đã ký tên trong hồ sơ thay vì thân chủ phải là người ký tên.
Một người tầm trú đến từ Sudan, anh Aziz 24 tuổi, đã bị cầm giữ trên đảo Manus tổng cộng 3 năm và 3 tháng. Anh cho SBS biết anh đã kiệt sức khi hồ sơ nộp lên tòa án bị từ chối.

“Tôi cảm thấy mọi thứ sụp đổ. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người ở đây, đều cảm thấy suy sụp tới mức mà không ai có thể ăn hoặc thậm chí là không còn sức mà nói chuyện với nhau nữa.”

Hồ sơ trình lên Tòa tối cao đã yêu cầu Chính phủ Papua New Guinea và Chính phủ Úc phải chuyển 302 người đang bị cầm giữ ở đảo Manus đến Úc trong vòng 30 ngày.

Trước đó, Chính phủ Úc đã nhiều lần tuyên bố tất cả những ai toan nhập cư trái phép vào Úc bằng thuyền hiện đang trên đảo Manus hoặc đảo Nauru không được phép vào Úc.

Nhưng anh Aziz thì vẫn mong mỏi và thúc giục Chính phủ Úc hãy thay đổi quyết định.

“Chẳng thà chúng tôi phạm tội, thì đồng ý là chúng tôi đã nhập cư bất hợp pháp. Nhưng đằng này chúng tôi không phạm tội gì cả. Giam giữ chúng tôi ở đây hơn 3 năm là quá đủ rồi. Họ không thể giam chúng tôi ở đây 4 năm 5 năm, điều này là trái với luật quốc tế.”
Bộ trưởng Di trú Peter Dutton cho hay, hồi tháng Chín, Chính phủ đã tiếp tục thương thảo với một số quốc gia khác để cho phép những người ở đảu Nauru và Manus đến định cư.
Giám đốc trung tâm Luật Nhân quyền, ông Daniel Webb, nói rằng Tòa Tối cao PNG phải có câu trả lời về một số vấn đề quan trọng về nhân quyền

“Chúng tôi đã thấy trước đây Tòa tối cáo Papua New Guinea có nói rằng cơ sở tầm trú ở đây là bất hợp pháp, vậy thì việc giam giữ những con người vô tội ở trong đó là thế nào? Và vấn đề này đã không được Chính phủ Úc trả lời, cũng không được Chính phủ Papua New Guinea trả lời. Hi vọng câu hỏi này có thể được trả lời bởi Tòa tối cao Papua New Guinea, và hi vọng ngày đó đến sớm.”

Cho tới nay, không có quốc gia thứ ba nào được biết là sẵn sàng nhận những người bị giam giữ này.

New Zealand từng được nhắc đến là có khả năng này, cũng như đất nước Costa Rica ở Trung Mỹ.

Bộ trưởng Di trú Peter Dutton cho hay, hồi tháng Chín, Chính phủ đã tiếp tục thương thảo với một số quốc gia khác để cho phép những người ở đảu Nauru và Manus đến định cư.

Nhưng phát ngôn nhân của Trung tâm người tầm trú, bà Pamela Curr nói, trong giai đoạn này, bà đặc biệt quan ngại cho sức khỏe về mặt tâm thần của hàng trăm con người ở đó

“Đây là vấn đề có thực của Chính phủ. Những con người ở đây đang bị giam giữ. Họ không có tương lai, còn Chính phủ thì vờ như họ cũng chẳng có cả quá khứ.”


Share