Nuôi con ở Úc (8) Gia đình nghĩa là “không có ai ra rìa”

Joy Trần and Stephane Langeard family with their daughter (Noemie) and their son (Kien)

Joy Trần and Stephane Langeard family with their daughter (Noemie) and their son (Kien) Source: Bich Ngoc SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cách đây vài năm, câu chuyện một bé gái 8 tuổi ở Trung Quốc ném em trai 2 tháng tuổi từ tầng 8 xuống đất vì cho rằng mẹ có em rồi không còn thương mình nữa, khiến dư luận bàng hoàng. Câu chuyện là bài học đắt giá cho các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con đầu lòng khi sinh con thứ hai. Gia đình của Joy Trần và Stephane Langeard đã chuẩn bị một tâm thế vững vàng cho con gái lớn khi nhà có thêm một em trai.


Nhà mình có em

Bức tranh gia đình của cô bé Noemie Langeard -lai Pháp và Việt -  giờ đây đã thay đổi, với vòng tròn thứ tư dành cho em trai Kiên (Kinkin). Trước đây trong những tranh vẽ của Noemie, chỉ có 3 thành viên: ba, mẹ và Noemie mà thôi.

Những buổi ăn tối bên ngoài của gia đình cũng có thêm một điều đặc biệt, một chiếc ghế trống dành riêng cho cậu em trai chưa chào đời, do chính tay chị Noemie để dành.

Chị Joy chia sẻ: “Mình rất hạnh phúc khi thấy con gái Noemie có những cử chỉ rất đặc biệt dành cho em trong bụng mẹ, như để dành một chiếc ghế trong nhà hàng cho em, nói rằng ghế này để dành cho em Kiên và vẽ những bức tranh có em trai trong đó”.

Thế nhưng, để có được điều này là cả một quá trình chuẩn bị tâm lý, mà mẹ Joy và ba Stephane trang bị cho công chúa nhỏ 3 tuổi từ lúc em trai chỉ mới là hạt đậu trong bụng mẹ. Sự hướng dẫn khéo léo của mẹ hàng ngày khiến Noemie cảm thấy hào hứng với sự chào đời của em trai và cảm nhận được mối liên kết vô hình ngay cả khi em bé chưa chào đời.
Joy Tran and Stephane Langeard successfully help their daughter how to build up a positive sibling relationship
Joy Tran and Stephane Langeard successfully help their daughter how to build up a positive sibling relationship Source: Bich Ngoc SBS
Không phải trẻ nào cũng sẵn sàng đón nhận thành viên mới, sẵn sàng để trở thành anh hay chị với thái độ vui mừng và giúp đỡ cha mẹ chăm sóc em nhỏ. Hiểu được điều này, chị Joy Trần đã giúp Noemie nhận thức về sự có mặt của em trai từ khi mang thai.

“Em bé rất thích Noemie đọc sách cho em nghe đó con!”
“Tuần này Kiên kiên đã bắt đầu có tai trong bụng của mami rồi, em có thể nghe thấy tiếng của Noemie!”
“Em bé đang thức và muốn chơi với Noemi.”
“Kiên kiên đang đạp nè.”
“Mẹ nghĩ là Kiên Kiên rất thích chị Noemie hát cho Kiên Kiên nghe.”
Những cuộc trò chuyện như vậy diễn ra hàng ngày giữa hai mẹ con. Noemie luôn được mẹ khuyến khích quan tâm đến em. Dù Kiên Kiên chỉ mới bằng một hạt đậu, quả nho, quả dâu, trái táo trong bụng mẹ, Noemie luôn xem bào thai của mẹ như một con người thực thụ với những cảm xúc riêng. Có lẽ vì vậy mà tình yêu và mong muốn bảo vệ cho cậu em trai bé nhỏ đã thành hình trong suy nghĩ và trái tim của chị hai Noemie tự lúc nào.
“Joy muốn tặng cho Noemie một người bạn, một người em, một người đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời Noemie. Vì mình rất thương Noemie nên mình muốn sinh thêm một đứa nữa”.
Noemie cũng là người cùng mẹ lựa chọn đồ sơ sinh, sắp xếp từng cái khăn, chiếc áo cho em trai. Việc cùng mẹ chuẩn bị đồ cho em Kiên khiến Noemie càng háo hức mong chờ sự chào đời của em.

Dù quá trình mang thai khá mệt mỏi và nặng nề, nhưng Noemie luôn được mẹ dẫn ra ngoài chơi và tham gia mọi hoạt động ngoại khóa. Bởi chị Joy “không muốn thay đổi lịch sinh hoạt của con, và khiến con cảm thấy cuộc sống thay đổi, chỉ vì nhà mình có em”.
When you’re having a new baby, your other children might feel excited – and a bit anxious too
When you’re having a new baby, your other children might feel excited – and a bit anxious too Source: Bich Ngoc SBS

Noemie được “lên chức”

Giây phút đón em về nhà từ bệnh viện quả thật choáng ngợp với chị hai Noemi. Bức tranh gia đình 4 người mà em từng vẽ giờ đã trở thành hiện thực.

Sự có mặt của em trai, bằng xương bằng thịt, khác hẳn với bụng bầu trước đây của mẹ khiến Noemie không khỏi ngỡ ngàng.

“Em đây sao? Đây là em trai của mình à. Em có giống mình không?” Hàng trăm câu hỏi xuất hiện trong đầu Noemie khiến cô bé…không biết làm gì hết, ngoại trừ nằm lăn xuống sàn, kêu gọi sự chú ý của ba mẹ. Sau đó là một loạt những hành động mà mẹ Joy cho rằng “vô cùng con nít và mắc cười” như liên tục đòi cha mẹ cho ăn uống, bế bồng.

Thế nhưng chị Joy chia sẻ sự cáu kỉnh, bất thường của cô con gái lớn chỉ kéo dài trong chốc lát, ngay sau đó Noemie tỏ ra là một “chị hai vô cùng gương mẫu”.

Khác với thái độ buồn bã của nhiều đứa bé khác khi mất đi vị thế “con một” và “độc quyền” trong gia đình, Noemie nhanh chóng tham gia vào việc đọc sách, hát ru cho em, giúp mẹ thay tã, tắm cho em và dỗ em nín khóc.

“Có một lần Kiên Kiên khóc rất to, trong lúc mình đang ăn cơm. Noemie gọi mẹ đến dỗ em, mình trấn an, em khóc một chút thôi, rồi mẹ sẽ dỗ em. Sau đó, Noemie đã nhanh chóng có mặt bên em khi mẹ còn chưa kịp tới, vừa ân cần dỗ dành, vừa nói chị đây, mẹ đang đến, Kiên kiên đừng khóc, mọi chuyện sẽ ổn thôi mà”, chị Joy kể lại.

Sự trưởng thành của cô con gái 3 tuổi trong vai trò “big sister” khiến Joy và Stephane vô cùng tự hào. Hai vợ chồng bảo nhau phải thật tinh tế và khéo léo vì Noemie là một cô bé vô cùng nhạy cảm.

“Bé hiểu chuyện rất nhiều so với lứa tuổi của mình, nên Joy và Stephane luôn chú ý đến cảm xúc của con”.
Noemie quickly awares her new role- "a big sister"
Noemie quickly awares her new role- "a big sister" Source: Bich Ngoc SBS
Mỗi ngày, chị Joy luôn cố gắng dành thời gian riêng cho từng đứa con của mình. Mỗi khi có em gái trông giúp Kiên kiên, chị Joy lại tranh nựng nịu, trò chuyện, hỏi han và đọc sách cho con gái lớn nghe. Khi ngồi xuống cho em bú, mẹ Joy vẫn dành thời gian để trò chuyện cùng Noemie và chia sẻ với con về em trai”. Noemie tỏ ra rất thích thú khoảng thời gian riêng tư này.

“Em Kiên rất thương Noemi, chỉ là em chưa biết nói thôi”.
“Em cười với Noemie kìa”.
“Kiên kiên giống Noemie quá trời luôn”.
“Lúc nhỏ, Noemie cũng dễ thương giống em vậy đó. Mami và papa cũng chăm sóc Noemie y chang như vậy. Mami cũng bế Noemie và cho Noemie bú như vậy nè”.
Những lúc nghe mẹ kể lại mình hồi nhỏ như thế nào và em Kiên Kiên yêu mình ra sao, Noemie cười tít mắt mãn nguyện.

Việc lên chức anh, chị không dễ dàng gì đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, nếu con bạn ghen tị với em bé mới sinh, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Mục tiêu của mẹ là giúp bé kiểm soát được sự buồn bã, cô đơn để tình cảm anh chị em ruột thịt được nảy nở và “đơm hoa kết trái”.

“Joy muốn tặng cho Noemie một người bạn, một người em, một người đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời Noemie. Vì mình rất thương Noemie nên mình muốn sinh thêm một đứa nữa”.
Sibling relationship is special
Sibling relationship is special Source: Bich Ngoc SBS

Gia đình là “không có ai ra rìa”

Nhìn thấy bụng mẹ ngày càng to lên, ban đầu không ít trẻ ngạc nhiên, thích thú. Nhưng đến khi thấy bố mẹ ngày đêm mong ngóng em bé ra đời, rồi mua hết đồ này đồ kia cho em bé, trẻ bắt đầu ghen tị. Và chúng càng buồn hơn khi nhiều người lớn ở Việt Nam vô tình trêu chọc: "Mẹ sắp sinh em bé, con sắp bị "ra rìa" nhé!".

Noemie may mắn không rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” này. Thế nhưng chị Joy chia sẻ, chị sẽ thật bình tĩnh, không nổi nóng để trấn an con rằng “những lời trêu ghẹo này không đúng và mẹ luôn yêu hai chị em”.

Khi em trai còn chưa chào đời, chị Joy và anh Stephane đã chia sẻ với con về khái niệm “family”- gia đình.

“Gia đình thì sẽ không có ai bị ra rìa, ba sẽ không ra rìa, mẹ sẽ không ra rìa, và con cũng sẽ không ra rìa. Chúng ta đều là một. Tất cả đều thương yêu nhau.”

“Joy luôn dành những cử chỉ yêu thương cho Noemie. Joy luôn nói với con gái, dù con có là con quái vật xấu xí hay vô cùng xinh đẹp, mẹ vẫn luôn yêu con”.
“Gia đình thì sẽ không có ai bị ra rìa, ba sẽ không ra rìa, mẹ sẽ không ra rìa, và con cũng sẽ không ra rìa. Chúng ta đều là một. Tất cả đều thương yêu nhau.”
Bên cạnh chuyện vui chơi, chuyện ngủ của con khi nhà có thêm em cũng là điều rất đặc biệt. “Con lớn rồi, con ngủ một mình đi, mẹ còn phải ngủ với em” là câu cửa miệng của nhiều người mẹ với con đầu lòng. Chị Joy luôn nhắc nhở bản thân phải để ý đến cảm xúc của con gái lớn.

“Những lúc nào Noemie muốn ngủ chung với mami và papa, vì con mệt, con thấy không an toàn, mình luôn chào đón con, chứ không để con có cảm giác vì có em mà không còn được ngủ cùng với ba mẹ”, chị Joy tâm sự.
A happy family with new member: Kien Langeard
A happy family with new member: Kien Langeard Source: Bich Ngoc SBS
Ba Stephane và mẹ Joy luôn khen ngợi Noemie hết lời để bé nhận thức vị trí quan trọng của mình trong gia đình.

“Noemie chăm em giỏi quá.”
Noeime hát cho em nghe thật hay.  
Good girl! Noemie is a big sister.
Noemie đúng là chị hai”.
Bên cạnh đó, mọi hoạt động vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa như học bơi, đi chơi cuối tuần của Noemie đều được duy trì để bé không bị stress bởi có quá nhiều sự thay đổi và cảm giác bất an.

Chị Joy chia sẻ hành trình có thêm đứa con thứ hai vô cùng hạnh phúc của chị không thể kể đến vai trò của người chồng rất tâm lý: “Anh Stephane  luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho con gái lớn, vì anh hiểu rằng con rất nhạy cảm và thiệt thòi khi mẹ bận chăm em. Stephane làm tất cả mọi việc nhà vào cuối tuần và sau khi đi làm về để mình có thời gian nghỉ ngơi.” Chị Joy nói đùa: “Đôi khi mình còn không biết chồng mình có chiều con gái quá hay không nữa”…

--

Đón nghe tiết mục Nuôi con ở Úc phát thanh trên SBS Radio mỗi tối thứ Ba hàng tuần lúc 8pm. Gặp gỡ, chuyện trò và chia sẻ kinh nghiệm  nuôi dạy con với các chuyên gia, các bậc cha mẹ xung quanh chúng ta.

Share