Gần nửa dân số Úc béo phì

Overweight and obesity numbers rising

Overweight and obesity numbers rising Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các thống kê mới cho thấy vấn nạn béo phì tại Úc càng lúc càng tệ hại với hơn 11 triệu người trong cả nước chính thức có tên trong bảng béo phì của y tế.


Vấn nạn tăng cân không kiểm soát có vẻ trở nên tệ hại nhất tại các vùng nông thôn, với cứ bốn người thì có ba người bị quá cân.

Một phũ nữ ở Melbourne tên Kate Dullaghan cho biết mình từng là một đứa trẻ béo phì.

Nhưng rồi cô nói sự mối quan tâm cho sức khỏe của mình sau này khiến cô chú trọng vào chế độ ăn uống dinh dưỡng và việc tập thể dục.

"Nhờ vậy khi bước vào tuổi dậy thì thì tôi có thể giảm được số cân nặng của mình thế nhưng sau đó tôi lại bị tăng cân trở lại vào thời gian trung học và đại học và cuối cùng thì lên đến 100 kilo."

"Tôi cũng chả biết tại sao nó lại như vậy. Rồi có một lần tôi lỡ chuyến xe bus thế là tôi đi bộ tới trạm kế và lại bị lỡ chuyến. Thay vì ngồi chờ thì tôi lại đi tới trạm kế tiếp nữa và cuối cùng thì nghĩ ra cách mình sẽ bắt đầu hành trình giảm béo bằng cách này."

"Và cùng với việc đi bộ, tôi thay đổi chế độ ăn uống, cũng như một số thói quen quan trọng, và đưa việc tập thể dục vào thời khóa biểu hàng ngày, nhờ vậy mà tôi giảm được 40 kilos. Chỉ còn cân nặng 60 kg và tôi giữ mức cân nặng này ít nhất là 10 năm này."

Những việc mà cô Dullaghan này làm cho bản thân thì có vẻ như chưa có mấy người Úc khác làm.

Các con số thống kê cho thấy Viện Sức Khỏe và Phúc lợi Úc Australian Institute of Health and Welfare cho thấy một sự gia tăng dáng kể tỷ lệ béo phì trong hai thập niên qua.

Cách xác định một người béo phì hay quá ký dựa vào chỉ số BMI Body Mass Index bằng cách lấy số ký cân nặng chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét.

Ví dụ một người nặng 60kg có chiều cao 1,6m thì lấy 60 chia cho 1.6 ra kết quả lại chia 1.6 lần nữa thì được chỉ số BMI là 23.44

Một người được xem như là béo phì khi mà chỉ số BMI  của họ từ 30 trở lên. Còn từ 25-30 tthì được xem như là quá ký lô.

Vào năm 1995, có 56% người Úc được xem như là quá ký hay béo phì.

Con số này tăng lên đến 63% vào năm ngoái với tổng số 11 triệu người tức hơn nữa dân số nước Úc là quá ký lô hay béo phì.

Đó là tính chung. Còn cụ thể thì có đến 70% đàn ông và 56% phụ nữ Úc hiện đang quá ký hay béo phì.

Giám đốc điều hành Liên Chính sách về Béo phì Obesity Policy Coalition bà Jane Martin nói kết quả này thật đáng báo động.

"Chúng ta cần thật sự chú tâm đền điều này. Đây không còn là vấn đề đơn lẻ nữa mà nó là một vấn nạn đang diễn ra trong toàn bộ dân số của nước Úc. Vì thế chúng ta cần một cách tiếp cận vấn đề này trên diện rộng trên tầm vóc dân số quốc gia cũng như cho từng cộng đồng."

Các con số thống kê cũng cho thấy người trưởng thành tại các khu vực xa xôi có khuynh hướng quá cân hay béo phì nhiều hơn so với những người sống ở khu vực thành phố.
Tỷ lệ cao nhất là tại các vùng nông thôn tiểu bang Nam Úc 73% và tỷ lệ thấp nhất là vùng phía Bắc Sydney 53%.

Giám đốc chiến dịch 'Sống nhẹ hơn' LiveLighte của Hội đồng Ung thư Úc Cancer Council's "r" program, bà Alison Ginn, (jin) nói để làm giảm tỷ lệ béo phì ở các vùng nông thôn là một công việc đặc biệt khó khăn.

"Những vùng nông thôn luôn có tỷ lệ tệ hại về tỷ lệ béo phì và quá cân. Họ ít có cơ hội được mua các thực phẩm trái cây rau quả tươi sống."

"Chất lượng thực phẩm tại các vùng này cũng kém hơn và thường là đắt hơn thành phố do bất tiện trong chuyên chở. Đi lại thì lệ thuộc vào xe nhà vì thế họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn cho các hoạt động vận động cơ thể có mục đích để bù lại khoản thời gian thụ động ngồi xe."

Jane Martin Giám đốc điều hành Liên Chính sách về Béo phì nói cần phải có một chính sách quốc gai cho vấn nạn béo phì. Bà nói có đánh thuế vào những thức uống có đường.

"Chúng ta cần xem những việc như là chiến dịch chẳng hạn như dán ngôi sao sức khỏe vào tất cả các loại thực phẩm nhằm giúp người tiêu thụ có những chọn lựa lành mạnh hơn."

"Và sau đó thì các nhà sản xuất cũng cần phải coi lại quá trình chế biến của mình vì nó giúp rất nhiều trong việc kiểm soát lượng calories đưa vào cơ thể. Và như thế sẽ giúp làm ra những sản phẩm thức ăn lành mạnh hơn cho người tiêu dùng."

"Cuối cùng cần phải bãi bỏ những chương trình quản cáo thức ăn gây béo phì cho trẻ em. Những chương trình này thật sự tràn ngập và có ảnh hưởng lên các em."

Theo bà Martin, những hình ảnh thông tin trên các quảng cáo đó dụ dỗ và các công ty đang trở thành những kẻ săn mồi là các trẻ em. Tất cả những việc này cần phải được giải quyết.

"Tôi muốn nói đây là chúng ta đã có những nhà tài trợ cho Olympics là McDonalds, Coca-Cola and Cadbury. Hình ảnh của họ trong các cuộc thi đấu thể thao gởi đi một thông điệp sai lầm đến cho trẻ em của chúng ta, đến cộng đồng của chúng ta."

Chưa nói đến béo phì, người có số cân nặng quá ký cũng đã có nguy cơ của các bệnh tuần hoàn tim mạch, tiểu đường và ung thư .

Jane Martin nói vấn nạn dân số quá ký và béo phì làm tiêu tốn nước Úc $8.6 tỷ dollars mỗi năm.

"Điều này thật sự có tác động lên nguồn nhân lực của chúng ta và vào khả năng làm việc. Toàn xã hội đang bị ảnh hưởng từ việc này và nó làm tiêu tốn một khối lượng tiền khổng lồ mỗi năm."

Kate Dullaghan đã tham gia vào sáu cuộc chạy marathons và hiện đang làm việc như là một nhà dinh dưỡng. Cô nói chính phủ cần phải hành động khẩn cấp để ngăn chặn nạn béo phì tiếp tục gia tăng.

"Điều này khiến tôi đau lòng. Nếu như anh không có sức khỏe thì anh có cái gì bây giờ? Cho dù anh có tất cả tiền trên thế giới mà anh không có cho mình một chế độ sống lành mạnh để có sức khỏe tốt thì tiền để làm gì? Vì thế từ góc nhìn của một người làm trong ngành dinh dưỡng tôi thấy thật đáng sợ khi mà chính phủ vẫn coi nhẹ vấn đề này."

"Nhìn vào bệnh viện xem sự việc đã nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ và vấn nạn đang là quả bom nổ chậm không biết khi nào thì nó phát nổ. Vì thế nếu chúng ta càng chần chừ càng lâu thì dân số chúng ta càng không khỏe mạnh."



 


Share