Nuôi con ở Úc: Mâu thuẫn chuyện chồng Úc vợ Việt

Khác biệt trong quan điểm nuôi dạy con Tây và Đông

Khác biệt trong quan điểm nuôi dạy con Tây và Đông Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

“Những lần tiệc nhà bạn bè chồng, con mình chỉ ngồi vào bàn ăn vài miếng rồi chạy đi chơi. Mình không muốn họ nghĩ mình 'kỳ lạ' nên không dám chạy theo đút. Chồng chiều vợ cho con ngủ chung nhưng không vui và luôn nhắc đã đến lúc cho con ra ngủ riêng." Phải làm sao đây, nên cho con vào bàn ăn hay chạy theo đút, ngủ với con hay với chồng?


Tiết mục Nuôi con ở Úc tuần này mời quý thính giả đến với những khác biệt trong chuyện nuôi con của chồng Úc vợ Việt, dựa trên chia sẻ của một thính giả gửi thư về cho chương trình Nuôi con ở Úc cùng khách mời là chị Quyên Lê từ Sydney. Tên của nhân vật (Thanh) đã được thay đổi.

Câu chuyện chị Thanh kể lại đặt ra nhiều vấn đề trong việc nuôi dạy con cái khi vợ Việt cưới chồng Tây, đặc biệt khi con còn nhỏ. Trong đó nổi bật là chuyện cho con ăn ngủ kiểu gì, ngủ với chồng hay ngủ với con, sự can thiệp của gia đình chồng và cách nuôi dạy con cái…

Thanh và ông xã quen nhau trong hoàn cảnh nào?

Mình sang Úc học và gặp ông xã ở đây. Sau một năm quen nhau thì mình và ông xã đính hôn và 6 tháng sau kết hôn.

Ban đầu khi yêu nhau, sự khác biệt về văn hóa, nguồn gốc có là rào cản cho mối quan hệ của hai bạn không?

Không. Cả 2 đều thấy sự khác biệt về ngoại diện và văn hoá Á-Âu chính là sức hút. Ngoài ra việc sinh con, bạn bè hay bảo hai chủng tộc càng xa nhau, gen càng khác nhau càng tốt khi kết hợp sinh con. Con lai thường chọn những gen tốt từ cả 2vì cùng huyết thống hay gần huyết thống có thể dị tật...
Trong cuộc sống hàng ngày, chồng không nghĩ việc nhà chỉ là của vợ. Mình lau dọn nhà thì ảnh sẽ hỏi cần phụ gì.
Trong cuộc sống hàng ngày, chồng không nghĩ việc nhà chỉ là của vợ. Mình lau dọn nhà thì ảnh sẽ hỏi cần phụ gì. Source: Pixabay
Đến lúc cưới và sinh con, mối quan hệ và sự hỗ trợ nhau trong cuộc sống gia đình của hai bạn có thay đổi nhiều không?

Trong trường hợp của mình thì thay đổi nhiều vì mình chỉ dọn về nhà ảnh ở chung sau khi cưới. Tụi mình không sống thử. Ảnh đối xử tốt hơn; chắc vì “chắc ăn” đây là vợ mình. Chia sẻ tất cả thông tin về lương, tài chính với mình. Lo lắng về mặt tài chính theo kiểu “của chồng cũng là của vợ”.

Trước khi đính hôn thì không rộng rãi bằng, chẳng hạn đi chơi nếu mình giành trả tiền thì để mình trả, có lẽ vì nghĩ chắc gì cô này sẽ là vợ mình nên kg muốn 'đầu tư' nhiều.
Anh coi gia đình nhỏ là trên hết. Không để cha mẹ ảnh hay anh chị em ảnh ảnh hưởng đến gia đình. anh luôn đặt sự riêng tư và lợi ích của gia đình nhỏ ưu tiên.
Trong cuộc sống hàng ngày, Chồng không nghĩ việc nhà chỉ là của vợ. Mình lau dọn nhà thì ảnh sẽ hỏi cần phụ gì. 

Trong bữa ăn mỗi người một dĩa, ảnh ăn xong và muốn ăn thêm, mình thường dừng đũa và đứng dậy múc thêm cho ảnh nhưng ảnh sẽ bảo ảnh chờ, mình ăn xong hết đã hãy lấy thức ăn cho ảnh.

Chồng mình rất ít mời gia đình, bạn bè về nhà vì sợ mình cực trong việc dọn dẹp, nấu ăn. Nếu có mời thì sẽ ăn take-away. Thật ra một phần sợ mình cực, phần khác là ảnh cũng kg muốn cực. Vì thấy mình dọn dẹp, nấu ăn mà ảnh ngồi coi footy thì ảnh cảm thấy có lỗi. Mà đứng dậy giúp mình thì ảnh cảm thấy lười. Thời gian cuối tuần ảnh chỉ muốn nghỉ ngơi.

Một điểm mình thích chồng Tây là ảnh coi gia đình nhỏ là trên hết. Không để cha mẹ ảnh hay anh chị em ảnh ảnh hưởng đến gia đình. Mỗi dịp gia đình tụ tập mình muốn làm gì đó mang theo thì ảnh đều cản vì không muốn vợ cực. Ảnh bảo có mẹ ảnh chuẩn bị đồ ăn rồi. Nói chung anh luôn đặt sự riêng tư và lợi ích của gia đình nhỏ ưu tiên.

Sự khác biệt trong quan điểm nuôi dạy con Tây và Đông của hai vợ chồng thể hiện như thế nào? Những lần gặp bạn bè hay tụ họp gia đình có khó xử không?

Khác biệt lớn nhất là việc ăn-ngủ của con. Ngủ thì con phải ngủ riêng. Ảnh chiều vợ cho con ngủ chung nhưng không vui và luôn nhắc đã đến lúc cho con ra ngủ riêng. Ăn thì con phải ngồi vào bàn tự ăn (hoặc giúp con ăn tại bàn).

Không chạy theo con đút. Con không phải 'animal'; con đang chơi mình đút đồ ăn vào miệng là không tôn trọng con và con sẽ không học được cách tự ăn. Ảnh hay bảo con của bạn bè ảnh ngang tuổi thì ngủ trong cot ở phòng riêng từ ngay đầu về nhà từ bệnh viện rồi và không ai chạy theo 'nhét' đồ ăn vào miệng con kiểu của mình hết. 
Chồng mình thậm chí muốn con đi học những trường ít gốc Hoa và Ấn vì không muốn con học trong môi trường cạnh tranh, trẻ con học thêm. Anh muốn con chơi thể thao và làm nghề gì cũng được.
Những lần tiệc nhà bạn bè chồng, con mình chỉ ngồi vào bàn ăn vài miếng rồi chạy đi chơi. Mình không muốn họ nghĩ mình kỳ lạ nên không dám chạy theo đút. Hỏi chồng thì chồng bảo không sao, đói một lát sẽ ăn. Sau đó xin một ít đồ ăn mang theo vào xe để con ăn rồi ngủ trên xe trên đường về nhà.

Như Thanh chia sẻ, Thanh vẫn rất tôn trọng quan điểm của chồng và cố gắng thay đổi việc nuôi con như thế nào?

Mình tôn trọng chồng và cũng nghĩ ảnh có lý nên cố gắng thay đổi theo. Ráng tập cho con ngủ riêng và tự ăn.

Mọi người vẫn hay ca ngợi lấy chồng Tây “sướng” hơn chồng Việt vì các ông bố Tây rất tháo vát trong việc chăm con phụ vợ. Trong khi văn hóa Việt Nam, việc nuôi con dựa hết vào người mẹ. Việc này có đúng với gia đình Thanh không?

Không. Vì chồng mình làm việc toàn thời gian còn mình thì vừa học vừa chăm con toàn thời gian. Mình chăm con chính. Thú thật mình nghĩ chồng Việt ở trời Tây họ thích nghi với cách sống mới và có khi giỏi hơn chồng Tây. 

Những khác biệt đó là rào cản không thể giải quyết hay nêm thêm gia vị cho cuộc sống gia đình của Thanh?

Trong trường hợp của mình thì nêm thêm gia vị.
Chia sẻ tất cả thông tin về lương, tài chính với mình. Lo lắng về mặt tài chính theo kiểu “của chồng cũng là của vợ”.
Chia sẻ tất cả thông tin về lương, tài chính với mình. Lo lắng về mặt tài chính theo kiểu “của chồng cũng là của vợ”. Source: Pixabay
Con Thanh sẽ lớn lên mang hai nguồn gốc, có bao giờ Thanh nghĩ về những giá trị Việt và Úc mà con sẽ có được từ cha và mẹ?

Có. Mình có đọc chủ đề này và được biết vấn đề lớn nhất của những đứa trẻ 'mixed' là khủng hoảng về nguồn gốc, cảm thấy không thuộc vào một nhóm nào hết. Chẳng hạn bạn thuần Tây nghĩ nó châu Á còn bạn thuần Á thì nghĩ nó Tây.

Mình cũng hỏi những người bạn 'mixed' thì họ bảo lúc nhỏ họ chỉ muốn giống bạn bè xung quanh. Họ không muốn mình khác biệt nhưng khi lớn thì họ bắt đầu cảm kích hai nguồn gốc của mình. Con mình may mắn ở Melbourne đa sắc tộc, đa văn hóa nên mình không nghĩ con sẽ bị khủng hoảng về nguồn gốc văn hóa.

Chồng mình thậm chí muốn con đi học những trường ít gốc Hoa và Ấn... Những vùng có nhiều Châu Á thì tỉ lệ trẻ da trắng có khi chiếm 3/4 lớp. Ảnh không muốn con học trong môi trường cạnh tranh, trẻ con học thêm.

Ảnh không quan trọng con sẽ làm nghề gì. Ảnh muốn con bên cạnh việc học thì giỏi thể thao, chơi footy, tennis...Con mới sinh ảnh đã mua membership của đội Richmond Tigers cho con.

Điều mà Thanh muốn chia sẻ với những người mẹ Việt nuôi con hai nguồn gốc văn hóa tại Úc?

Như đã nói khủng hoảng về nguồn gốc là vấn đề lớn đối với trẻ lai nên cha mẹ cần để ý khía cạnh này. Thường xuyên nói chuyện hỏi han con, quan sát nhóm bạn con chơi để xem con có bị mặc cảm về nguồn gốc của mình không.

Cho con gần gũi với phía gia đình nhà ngoại và văn hóa phía ngoại nhiều nhất có thể. Giải thích cho con hiểu về 2 kiểu văn hóa và cho con thấy là con may mắn như thế nào khi có hai quê hương và hiểu/nói được 2 ngôn ngữ.

Một ngày nào đó con sẽ trân trọng về nguồi gốc đa văn hóa của mình. Mình cũng thường xuyên cho con chơi với nhóm bạn Việt và trẻ em lai có cha Úc mẹ Việt giống con.

Mời quý thính giả nghe phần trao đổi với khách mời Quyên Lê về những mâu thuẫn, khác biệt trong các cuộc hôn nhân hai nguồn gốc ở phần audio.

Share