Chính quyền Myanmar phớt lờ kêu gọi ngừng bắn nhân đạo của quân nổi dậy

Rohingya refugees try to get aid in the streets of Teknaf, Bangladesh

Rohingya refugees try to get aid in the streets of Teknaf, Bangladesh Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Khắp nơi trên thế giới, người dân đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối khủng hoảng nhân đạo tại biên giới Bangladesh - Myanmar. Có vẻ như chính quyền Myanmar đã từ chối đề nghị ngừng bắn của lực lượng nổi dậy Hồi giáo Rohingya nhằm dành thời gian tiếp nhận cứu trợ cho hàng nghìn người dân đang tháo chạy tại khu vực bạo lực đang hoành hành - bang Rakhine, Myanmar.


Những cuộc tấn công của dân quân vũ trang vào các đồn cảnh sát và một khu quân sự ở Myanmar vào ngày 25/08 đã khiến lực lượng quân đội nước này ra tay đàn áp. Hành động đáp trả của quân đội là nguyên nhân cho cuộc tháo chạy đông đảo của người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar đến Bangladesh.

Số lượng này chưa kể để hàng trăm nghìn người đã chạy trốn khỏi nơi này từ những cuộc xung đột trước đó.

Theo ước tính mới đây nhất của Liên Hiệp Quốc, khoảng 164,000 người Rohingya đã đến Bangladesh theo sau bạo lực bùng phát tháng trước, tạo thêm áp lực với các hoạt động cứu trợ của các tổ chức nhân đạo.

Mặc dù đã cố gắng xoay xở để thoát khỏi bạo lực ở Myanmar, giờ đây những người tị nạn đang phải đối mặt với liên tiếp những khó khăn vì thiếu lương thực khi những nguồn viện trợ bị hạn chế từ các tổ chức nhân đạo địa phương và quốc tế.

Vivian Tan trả lời với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Với anh Rahimula, một người Rohingya tị nạn, anh cho rằng việc cứu trợ đang diễn ra khá chậm.
“Khi tôi nhận được tin về việc phân phát lương thực, tôi đã cố gắng chạy thật nhanh đến để nhận vì tất cả chúng tôi đều rất đói. Dù cố gắng nhưng tôi chỉ nhận được một gói thực phẩm cho 8 người.”
Hàng nghìn người Rohingya tiếp tục bị kẹt ở phía tây bắc bang Rakhine trong tình cảnh màn trời chiếu đất không có lương thực.Nhiều người vẫn đang cố gắng băng qua núi, các bụi rậm ken dày và các cánh đồng lúa để tới được Bangladesh.

Lực lượng nổi dậy mang tên Đạo Quân Cứu Rỗi Rohingya Arakan (ARSA) đã đơn phương tuyên bố ngừng cuộc giao tranh trong 1 tháng, bắt đầu vào Chủ nhật này, để những người tỵ nạn có thể nhận viện trợ. 

Trong khi chưa có sự phản hồi chính thức nào từ quân đội hoặc chính quyền Phật giáo Myanmar, phát ngôn viên của bà Aung San Suu Kyi – nhà lãnh đạo Myanmar, qua các phương tiện truyền thông xã hội, đã tuyên bố rằng “chúng tôi không có chính sách thương thuyết với quân khủng bố.”

Myanmar nói rằng các lực lượng của họ đang chiến đấu trong một chiến dịch hợp pháp để chống lại phiến quân ARSA, tổ chức được cho là khủng bố và bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho những tấn công vào lực lượng quân đội và những lần đốt phá nhà cửa cũng như những cái chết của thường dân.

Hàng nghìn người dân trên toàn thế giới đã xuống đường để thể hiện sự ủng hộ với những người Rohingya đang tha phương. 

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share