Di dân đi đầu trong việc đẩy mạnh thành lập Vườn Ánh Sáng Mặt Trời đầu tiên tại Úc

A solar garden in Colorado, US

A solar garden in Colorado, US Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các cộng đồng di dân hiện đi tiên phong trong việc đẩy mạnh thành lập Solar Garden -Vườn Ánh Sáng Mặt Trời- đầu tiên được xây dựng tại phía tây Sydney.


Đây là một phần của chiến dịch nhằm cải thiện việc xử dụng năng lượng sạch vốn thường gặp trở ngại do thiếu hụt ngân sách hay vì lý do hoàn cảnh không thuận lợi.

Năng lượng từ mặt trời tiếp tục là một trong những hình thức phổ thông nhất, của năng lượng tái tạo ở nước Úc.

Theo Viện Xử dụng Năng lượng Mặt trời Úc châu, thì có gần 2 triệu cơ sở thu năng lượng mặt trời trên toàn quốc, tính đến tháng 9 năm 2018.

Các cư dân với những tấm thu năng lượng trên mái nhà, có thể tạo ra loại điện sạch vào lưới điện và nhận được hóa đơn tiền điện được chiết giảm.

Thế nhưng những người được thụ hưởng như vậy, không phải là có thể áp dụng cho mọi người dân Úc.

Bà Nicky Ison là giám đốc sáng lập của Cơ quan Năng lượng Cộng đồng cho biết, một số lớn cư dân Úc đã bị ngăn trở, trong việc tiếp cận với điện năng từ mặt trời.

“Những người thuê nhà và những người sống trong các căn hộ cùng các gia đình có lợi tức thấp, họ đối diện với những trở ngại trên thị trường khó có thể sửa chữa”.

Một trong các cản trở, đó là chi phí thiết lập các tấm thu năng lượng mặt trời cho những gia đình có lợi tức thấp, khiến họ không thể nhận được sự giảm giá, vốn có thể giúp họ giảm bớt chi phí trong cuộc sống.

Các cư dân không làm chủ ngôi nhà của họ hay sống trong các căn hộ chung cư, không thể thiết lập các tấm thu năng lượng trên tòa nhà của họ, nếu không có sự cộng tác của chủ nhà hay công ty cho thuê nhà.

Bà Nguyễn Thúy Linh thuộc chiến dịch có tên là Lên Tiếng về Điện năng cho biết, nhiều gia đình trong cộng đồng người Việt của bà cảm thấy bị đứng ngoài thị trường nói trên.

“Có nhiều người thuê nhà ở vùng miền tây Sydney, với một tỷ lệ rất cao và cũng có nhiều người ngụ tại khu vực tây nam Sydney nơi cộng đồng của chúng tôi ở đây rất nhiều. Họ gặp những lo lắng về chuyện thuê nhà và đó là các phí tổn thêm vào trong cuộc sống của họ”.

Chiến dịch tranh đấu Lên Tiếng về Điện năng hiện do Liên Minh Sydney điều hành, vốn bao gồm các nghiệp đoàn, các cơ sở từ thiện, những nhóm tôn giáo và các cộng đồng di dân.

Trong số các mục tiêu mà họ đòi hỏi từ các chính trị gia, bao gồm việc tài trợ cho một dự án thử nghiệm có tên là Vườn Ánh sáng mặt trời của cộng đồng, tại phía tây Sydney.

Ý niệm về Vườn Ánh sáng mặt trời đã được phát triển tại Hoa kỳ.

Đó là nơi các tấm thu năng lượng mặt trời được xây dựng gần một trung tâm cộng đồng và được nối liền để cung cấp cho lưới điện quốc gia.
"Nó khiến cho chuyện nầy rất khó khăn cho nhiều gia đình như các gia đình người Việt, khi các bậc cha mẹ không rành tiếng Anh, để tranh đấu hay thương thuyết với các công ty điện lực, hầu hạ thấp hoá đơn tiền điện của họ, hay thực sự hiểu biết về thành phần của các hóa đơn của họ”, Nguyen Thuy Linh.
Bà Ison cho biết, cư dân nếu không thể đặt các tấm thu năng lượng mặt trời lên mái nhà, họ có thể mua một cổ phần của các tấm thu năng lượng nầy.

Lúc đó họ có thể tham gia trong việc giảm bớt trong hóa đơn tiền điện, để họ có thể vui hưởng những thành quả của việc làm chủ các tấm thu năng lượng mặt trời.

“Tôi có thể mua một cổ phần hay đăng ký một cổ phần trong lãnh vực điện năng mặt trời, nó có thể khoảng 5 kilowatt".

"Rồi tôi ký hợp đồng với một công ty bán lẻ điện năng và họ tính điểm số năng lượng phát sinh từ 5 kilowatt điện của tôi, do năng lượng mặt trời vào hoá đơn tiền điện của tôi".

"Vì vậy cũng giống như việc đặt các tấm thu năng lượng lên mái nhà của tôi, thì việc nầy cho những người không thể đặt những tấm thu năng lượng lên mái nhà của họ được”, Nicky Ison.

Bà Nguyễn Thúy Linh cho biết, một dự án thử nghiệm tại miền tây Sydney, có thể dẫn đến việc có nhiều Vườn Ánh sáng mặt trời được thiết lập trên toàn nước Úc.

“Kỹ thuật mới là cần việc đầu tư, dĩ nhiên đó là một vấn đề đầy rủi ro thế nhưng rủi ro nầy có thể tính được".

"Một chương trình thử nghiệm là những gì tương đối nhỏ để xem liệu nó có hoạt động hay không, làm thế nào chúng ta biết nó hữu hiệu mà không có chuyện thử nghiệm trước".

"Vì vậy những gì chúng ta vận động là cả hai phía của chính trường, là chúng ta cần có một kế hoạch được thực hiện để xem liệu nó hữu hiệu hay không”, Nguyen Thuy Linh.

Việc đẩy mạnh để thành lập một Vườn Ánh sáng mặt trời, là một phần của chiến dịch rộng lớn của Liên Minh Sydney, nhằm khuyến khích việc tiếp cận năng lượng sạch trong các cộng đồng di dân.

Người tổ chức là bà Asha Ramza nói rằng, các cộng đồng nầy thường bị lãng quên, khi đề cập trong các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu.

“Mọi người từ nguồn gốc di dân rất quan tâm về chuyện môi trường, cách thức mà họ phát biểu về chuyện nầy để các chính trị gia và những nhà lãnh đạo đất nước nầy cần lắng nghe, từ sự hiểu biết của họ về vấn đề môi trường”.

Bà Nguyễn Thúy Linh cho biết, khu vực năng lượng cần sự hỗ trợ về ngôn ngữ trong lãnh vực khách hàng, để bảo đảm các gia đình thuộc mọi nguồn gốc, có thể đạt được kết quả thương thuyết tốt nhất.

“Hệ thống năng lượng rất phức tạp và thêm vào đó là rào cản ngôn ngữ nữa".

"Nó khiến cho chuyện nầy rất khó khăn cho nhiều gia đình như các gia đình người Việt, khi các bậc cha mẹ không rành tiếng Anh, để tranh đấu hay thương thuyết với các công ty điện lực, hầu hạ thấp hoá đơn tiền điện của họ, hay thực sự hiểu biết về thành phần của các hóa đơn của họ”, Nguyen Thuy Linh.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share