‘Người vũ công cuối cùng của thời Mao’ dẫn đoàn ballet về trình diễn ở Trung quốc

Li Cunxin, known as Mao's last dancer

《毛澤東時代的最後舞者》作者李存信。 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Gần 40 năm sau khi đào thoát sang Tây phương, ông Lý Công Sinh vốn được biết với tên là ‘vũ sư cuối cùng của thời Mao’ đã trở lại Trung Hoa.


Là giám đốc nghệ thuật của đội vũ ballet tại Queensland, ông và nhóm biểu diễn đã mang tác phẩm có tên là Giấc Mơ Đêm Hè đến khán giả tại Thượng Hải, Quí Châu, Tây An và Bắc kinh.

Nhóm vũ công ballet Queensland vừa trình diễn vở bi kịch của văn hào Shakespear, tại Trung tâm Quốc gia Nghệ thuật ở Bắc kinh, trong chặng thứ ba của chuyến lưu diễn kéo dài 16 ngày ở Trung quốc.

Nhóm nầy do giám đốc nghệ thuật là ông Lý Công Sinh, người được biết dưới tên là “Vũ Công cuối cùng của thời Mao”.

Ông đã đào thoát từ Hoa Lục khi còn là một vũ công trẻ tuổi vào năm 1981 và cho biết, ông trở về trong chuyến đi nầy, như là một nhà ngoại giao về văn hóa.

Ông tuyên bố về chuyện nầy với các ủng hộ viên, sau buổi trình diễn tại Bắc kinh.

“Chúng tôi không thể hài lòng hơn được nữa, khi được đại diện cho lãnh vực văn hóa của nước Úc, để trình diễn tại Trung quốc, nhằm nâng cao và phát triển sâu xa tình hữu nghị giữa 2 nước”.

Đại sứ Úc tại Trung quốc là bà Jan Adams, hoan nghênh ông Lý và phái đoàn đến Hoa Lục.

Bà cho biết, việc trao đổi văn hóa giữa nước Úc và Trung quốc đã phát triển trong năm nay, mặc dù mối quan hệ chính trị bị nguội lạnh.

“Mối quan hệ về trình độ văn hóa thực sự rất sâu xa, chúng tôi có những con số kỷ lục về các tác phẩm mang đến đây, trong 12 tháng vừa qua. Vì vậy tôi nghĩ, chuyện đó tăng cường cho mối quan hệ thân hữu, mà mọi người đều biết giữa Trung quốc và nước Úc”.

Chuyến lưu diễn của đoàn đã dừng chân tại 4 thành phố lớn tại Trung quốc, thế nhưng chặng dừng chân tại thủ đô Bắc kinh là quan trọng hơn cả, vì đây là nơi sự nghiệp về nghệ thuật của ông Lý bắt đầu.

Là một vũ sinh trẻ, ông đã chịu đựng những khó nhọc và học tập mỗi ngày đến 9 tiếng đồng hồ, tại Viện Nghệ thuật ở Bắc kinh.

Ông cho biết, nhiều kỷ niệm sống lại trong lòng về những ngày còn là một sinh viên, khi ông viếng thăm một trường dạy ballet tại địa phương hồi tuần qua.

“Có quá nhiều kỹ niệm gợi lại trong tôi, khi mang công ty của chính tôi sáng lập trở về đây quả là một sự xúc động lớn lao, như quí vị là một đứa trẻ xa nhà rồi nay mang con cháu về để gặp gỡ ông bà của chúng”.

Câu chuyện của ông Lý lớn lên vào thời Cách mạng Văn hóa của Trung quốc và đào thoát khi học tập tại Hoa kỳ, đã được bi kịch hóa trong cuốn phim mang tên ‘Người Vũ Công cuối cùng của Thời Mao”.

Cuốn phim gây ấn tượng cho một nhân viên trong công ty của Trung quốc là ông Vũ Quí, đã dấn thân theo đuổi ngành ballet một cách chuyên nghiệp.

Từ miền Bắc Trung quốc được 21 tuổi, anh bắt đầu học vũ ballet lúc được 12 tuổi và tôn ông Lý như một thần tượng lúc anh còn trẻ.
"Tôi thực sự hy vọng khi mang đội múa của tôi đến đây, cũng là gia tăng sự hiểu biết và tôn trọng từ phía chúng tôi đối với lịch sử Trung quốc, với người dân và văn hóa của Trung quốc”, Lý Công Sinh.
Anh tham gia đoàn vũ ballet Queensland hồi năm rồi và nói rằng, anh thích thú được học tập dưới sự dìu dắt của ông Lý.

“Tôi tập ballet mỗi ngày và việc nầy không thể tách rời khỏi tôi, nó là dòng máu chảy trong huyết quản của tôi. Ông Lý là một gương mật xuất sắc trong nghệ thuật ballet Trung quốc và tôi luôn luôn hy vọng có dịp học hỏi nơi ông”.

Anh Vũ Quí là một trong 3 nghệ sĩ của nhóm múa ballet Queensland, trở lại quê hương trong chuyến lưu diễn nầy.

Đối với hầu hết những người khác, đây là lần đầu tiên họ trình diễn tại Trung quốc.

Trong số đó có nữ vũ công đơn diễn là Mia Heathcote, với cha mẹ cô đã lưu diễn với nhóm múa ballet Úc châu, hồi thập niên 1980.

“Vâng, thật đáng ngạc nhiên khi chuyện đó như là một loại vòng tròn luôn tiếp diễn, rồi tôi thấy mình ở đây bây giờ. Tôi cảm thấy như đang ở Trung quốc, như lại vào một thế giới khác biệt, quả thật là đáng kinh ngạc”,

Các vũ công và khán giả có thể đến từ các thế giới khác biệt, thế nhưng ông Lý nói rằng, họ cùng nói chung một thứ ngôn ngữ về các vũ điệu.

“Nghệ thuật thực sự không có biên giới, không dính líu chi đến chính trị, vì vậy đó là một kinh nghiệm trong việc học hỏi lẫn nhau".

"Tôi thực sự hy vọng khi mang đội múa của tôi đến đây, cũng là gia tăng sự hiểu biết và tôn trọng từ phía chúng tôi đối với lịch sử Trung quốc, với người dân và văn hóa của Trung quốc”, Lý Công Sinh.

Chuyến lưu diễn của nhóm ballet Queensland tại Trung quốc, kết thúc tại thành phố Tây An ở phía bắc nước nầy, vào chủ nhật 25 tháng 11 vừa qua.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share