Luật Lệ Quanh Ta (69) Luật chống kỳ thị chủng tộc

The Golly Gosh

The Golly Gosh Source: Flickr Simon Wicks

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Phúc trình của Ủy ban Nhân quyền khuyến nghị các chính trị gia không nên xem nhẹ đạo luật chống kỳ thị chủng tộc, đặc biệt là ý nghĩa sự hiện hữu của Điều 18C.


Khi một vấn đề đã tồn tại quá lâu dài, phức tạp và đau đớn, người ta thường muốn có một giải pháp ngay lập tức. Sự kỳ thị chủng tộc là một trong những vấn đề như thế.

Khi đưa ra các chiến lược để giải quyết sự kỳ thị chủng tộc, những nhà làm luật phải trả lời rất nhiều câu hỏi, mà nhiều khi vẫn chưa thể có được sự đánh giá chính xác. Bản thân sự kỳ thị chủng tộc phải được xác định trong rất nhiều hình tướng và thời điểm khác nhau, và đó là một nhiệm vụ phức tạp.

Luật pháp Úc đã đề ra đạo luật chống kỳ thị chủng tộc từ năm 1975, tuy nhiên cho đến thời gian gần đây, những điều khoản của đạo luật này vẫn tiếp tục được điều tra và tu chính. Một trong những điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất là Điều 18C. Luật sư Nguyễn Văn Thân cho hay tầm quan trọng là cần phải phân biệt sự kỳ thị chủng tộc có chủ định và kỳ thị chủng tộc không có chủ định.

Ủy Hội Nhân Quyền Úc (Australian Human Rights Commission) có thể điều tra và giải quyết các khiếu nại về kỳ thị, quấy rối và bắt nạt dựa trên:

  • giới tính
  • tình trạng khuyết tật
  • chủng tộc bao gồm sự căm thù chủng tộc
  • độ tuổi
  • xu hướng giới tính, hồ sơ tội phạm, hoạt động công đoàn, ý kiến chính trị, nguồn gốc tôn giáo hoặc xã hội (chỉ trong công việc).
Muốn nhận tư vấn miễn phí về nạn kỳ thị và quyền lợi của quý vị, hoặc để khiếu nại, gọi Đường Dây Thông Tin Khiếu Nại của Ủy Hội theo số 02 9284 9888, 1300 656 419 (trong địa phương) hoặc 1800 620 241 (TTY).

Các thông tin về việc khiếu nại hoặc phản hồi khiếu nại hiện có bản Việt ngữ tại www.humanrights.gov.au. Quý vị cũng có thể gửi thư điện tử đến Ủy Hội theo địa chỉ complaintsinfo@humanrights.gov.au

Nếu cần dịch vụ thông phiên dịch miễn phí, vui lòng gọi 13 14 50 và yêu cầu được chuyển máy đến Ủy Hội Nhân Quyền Úc.


Share