Kinh tế Úc có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì coronavirus

The Reserve Bank of Australia in Sydney

People walk past the Reserve Bank of Australia sign in Sydney on September 2, 2014 Source: William West/AFP/Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc đã hạ lãi suất xuống chỉ còn 0,5% sau khi có những dấu hiệu cho thấy tác động của coronavirus có thể đẩy kinh tế của một số nước vào chỗ suy thoái. Một số kinh tế gia khuyên chính phủ hữu hiệu hơn nên đầu tư thêm vào hạ tầng cơ sở để tạo công ăn việc làm, qua đó giúp kinh tế tăng trưởng.


Một bản phúc trình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) nói rằng lần đầu tiên sau hơn 10 năm, kinh tế toàn cầu có thể bị sụt giảm trong quý này vì dịch bệnh coronavirus.  

Kinh tế gia trưởng của OECD Laurence Boone nói mức tăng trưởng kinh tế của mọi khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng.

"Sẽ có hiệu ứng domino trên khắp khu vực Á Châu Thái Bình Dương, Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ trong năm nay 2020. Các nước bị ảnh hưởng nặng sẽ áp dụng thêm các biện pháp phòng chống, làm ảnh hưởng nặng nề đến niềm của mọi người."

OECD dự đoán mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ còn 2,4%, thấp nhất kể từ năm 2009, và cảnh báo nếu dịch bệnh tiếp tục lan truyền, mức tăng trưởng toàn cầu có thể chỉ còn 1,5%.

Kinh tế gia Laurence Boone nói sự sụt giảm này sẽ đẩy một số nước vào chỗ suy thoái.

"Mọi khu vực sẽ bị ảnh hưởng nói chung giống nhau. Tuy nhiên khu vực Á Châu sẽ nặng hơn, và có nhiều khả năng Âu Châu và Nhật Bản bị suy thoái, còn Hoa Kỳ có thể xuống gần zerô."

"Tôi muốn nhấn mạnh một điểm đó là hiện chưa phải là tình huống xấu nhất bởi vì chúng tôi chưa tính đến khả năng dịch bệnh coronavirus bùng phát mạnh ở nam bán cầu."

Tuy vậy OECD cảnh báo Úc sẽ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất, chính phủ nên có các biện pháp kích thích kinh tế để vãng hồi niềm tin của công chúng.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết chính phủ đang nghiên cứu một số biện pháp nhất định.  

"Chúng tôi đang tập trung vào 3 lãnh vực đó là tạo việc làm, luân chuyển tiền mặt, và đầu tư. Chúng ta không biệt dịch bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng điều quan trọng là làm sao các doanh nghiệp ở trong vị trí tốt nhất để nhanh chóng hồi phục một khi kinh tế trở lại bình thường. Đó là điều chúng tôi đang tiếp tục làm."

Kinh tế gia John Freebairn từ Đại học Melbourne nói khi mà lãi suất đã xuống thấp như vậy liệu chúng ta có cần thêm các biện pháp để vãng hồi niềm tin của công chúng.  

"Nhiều người nghĩ rằng lãi suất vốn đã thấp, có hạ xuống chút nữa cũng không khuyến khích được công chúng tiêu xài hay đầu tư. Chúng ta có thể làm giống như Mỹ và một số nước Âu Châu đã làm sau cơn khủng hoảng tài chánh toàn cầu đó là in thêm tiền. Tôi không rõ làm vậy có kích thích kinh tế nhiều không, nhưng về lâu về dài đó chúng ta sẽ trả nợ đó thế nào đây?"

Giáo sư Freebairn đề một cách chính phủ có thể làm là gia tăng đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở.  

"Chọn các dự án hạ tầng cơ sở tốt đề bỏ tiền vô, và trong lúc làm như vậy chúng ta sẽ có thêm công ăn việc làm. Các dự án tốt là giao thông, bến cảng vì chúng gia tăng sản lượng kinh tế về lâu về dài khi chúng ta hy vọng kiểm soát được coronavirus."

Share